Đã Xác Định Được Nguyên Nhân Làm Tôm Chết Sớm
Nếu nuôi chung tôm sú, tôm thẻ chân trắng với cá rô phi thì có thể phòng được bệnh tôm chết sớm (EMS).
Ngày 28-6, Trường đại học Nông Lâm TPHCM và đại học Arizona, Mỹ đã tổ chức buổi hội thảo công bố nguyên nhân gây ra hội chứng tôm chết sớm (EMS).
Tại buổi hội thảo, các nhà khoa học khẳng định đã tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh EMS là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticuslây lan qua đường miệng và cư trú trong đường tiêu hóa sau đó sinh ra độc tố gây tổn thương gan tụy của tôm, hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPNS).
Theo ông Trần Hữu Lộc, trưởng nhóm nghiên cứu bệnh EMS, đang nghiên cứu sinh tiến sĩ tại đại học Arizona, song song với quá trình xác định được loài vi khuẩn gây bệnh thì nhóm của ông cũng tìm ra được phương pháp để giảm được tỷ lệ tôm chết đó là cho nuôi cá rô phi với con tôm.
“Những thí nghiệm ban đầu của chúng tôi khi cho nuôi chung cá rô phi và tôm đã cho thấy tỷ lệ tôm nuôi chết vì bệnh EMS giảm xuống so với những ao nuôi không áp dụng cách này”, ông Lộc nói.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc nuôi chung cá rô phi với tôm tuy giúp người nuôi tôm giảm được tỷ lệ tôm chết nhưng thay vào đó có một lượng tôm bị cá rô phi ăn thịt, đó là chưa kể cá rô phi cũng cạnh tranh thức ăn với con tôm.
Về vấn đề này, ông Lộc cho biết, hiện nhóm của ông cũng đã tìm ra cách hạn chế cá rô phi ăn tôm cùng ao cũng như cách không cho cá rô phi ăn thức ăn của tôm. Phương pháp nuôi này sẽ được nhóm của ông Lộc công bố sau khi hoàn thành giai đoạn thử nghiệm.
Ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú cho biết, trong năm 2012 công ty đã thiệt hại 110 tỉ đồng vì bệnh EMS.
"Hiện Minh Phú đang thả nuôi khoảng 100 héc ta tôm nuôi tôm với cá rô phi và kết quả thu hoạch ban đầu cho thấy tỷ lệ tôm chết ít hơn so với trước đây và bước đầu chúng tôi đã khắc phục được hiện tượng cá rô phi cạnh tranh thức ăn với tôm và không ăn tôm nuôi thả chung trong ao”, ông Quang nói.
Bệnh EMS xuất hiện lần đầu vào năm 2009 tại các tỉnh phía nam Trung Quốc rồi lan rộng ra các nước trong khu vực ASEAN như Việt Nam,Thái Lan, Malaysia.
Ở Việt Nam, ban đầu bệnh EMS chỉ xuất hiện tại các tỉnh ĐBSCL nhưng đến năm 2012 đã lây lan ra cả nước đã khiến nhiều ao nuôi có tỷ lệ tôm chết lên đến 70%, thậm chí, có nơi trên 90% tôm thả nuôi bị chết sau 30 ngày nuôi.
Trước tình hình bệnh EMS ngày một lan rộng, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đã tài trợ cho Việt Nam số tiền 500.000 đô la Mỹ để cùng các nhà khoa học trong nước và quốc tế tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Phòng nghiên cứu bệnh học thủy sản của Trường đại học Arizona - nơi tìm tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS mà ông Lộc đang làm việc - nằm trong chương trình này.
Có thể bạn quan tâm
Chủ động đối phó với bão số 1, các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung đều có công điện yêu cầu triển khai phương án phòng tránh thiên tai.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), hiện bà con đã thu hoạch được hơn 120ha tôm nuôi vụ I/2015, năng suất chỉ đạt 0,6 tạ/ha đối với tôm sú và 18 tấn/ha đối với tôm thẻ chân trắng.
Không chỉ có cây trồng mới cần đến công trình thủy lợi, mà đối với nuôi trồng thủy sản, thủy lợi cũng quan trọng không kém. Tuy nhiên, lâu nay vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi chỉ ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, còn nuôi trồng thủy sản thì vẫn bị bỏ ngỏ..
Hơn 1 tháng qua, người nuôi cá tra nguyên liệu chế biến, xuất khẩu và ương cá tra giống đang lâm vào cảnh vô cùng khó khăn, do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất. Trước tình hình trên, hầu hết nông dân nuôi cá tra thương phẩm và ương cá tra thịt mong muốn giá cá ổn định ở mức có lợi nhuận hợp lý, để nông dân yên tâm sản xuất.
Trong 10 năm trở lại đây xuất khẩu thủy sản Việt Nam liên tục phát triển. Nhưng trong bản thân khối DN này vẫn tự nhận thấy còn nhiều điểm yếu.