Đã Qua Rồi Thời Kỳ Thi Nhau Trồng Ca Cao
Chỉ trong vòng mấy tháng có gần 3.600 héc ta trồng ca cao bị chặt bỏ. Vì thế, các tỉnh có diện tích trồng ca cao lớn như Bến Tre, Đắk Lắk, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) và các nước có doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhà máy chế biến hạt ca cao đã phối hợp hoặc tự đứng ra tổ chức hội thảo nhằm tìm ra giải pháp để tránh trường hợp nhà máy sơ chế hạt ca cao mới đi vào hoạt động có thể bị đóng cửa do thiếu nguyên liệu.
Bên lề diễn đàn lần thứ hai về phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam - cơ hội, thách thức và giải pháp - do Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức tại TPHCM ngày 28-11, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Ngyễn Văn Hòa, Cục phó Cục Trồng trọt - phụ trách phát triển ca cao, xung quanh vấn đề này.
TBKTSG Online: Trong thời gian qua, nhiều nông dân chặt ca cao để trồng bưởi da xanh, dừa…. do giá bán ca cao quá thấp, trong thời điểm này chỉ ở mức 3.000 đồng/kg (trái tươi). Là người phụ trách phát triển cây ca cao, ông có nhận xét gì về tình trạng này?
- Ông Ngyễn Văn Hòa: Đúng là trong thời gian qua, có tình trạng người dân trồng ca cao ở một số tỉnh ĐBSCL chặt bỏ ca cao để trồng dừa, bưởi da xanh vì lúc đó giá ca cao chỉ ở mức trên dưới 3.000 đồng/kg (trái tươi), trong khi, dừa có giá lên đến 70.000 đồng/chục, còn bưởi da xanh hơn 65.000 đồng/trái (loại 1kg). Sau khi nhận được thông tin này, tôi đã trực tiếp xuống các địa phương để tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề.
Thực tế, phần lớn diện tích trồng ca cao bị chặt bỏ đã được trồng ở vùng đất không thích hợp như nhiễm mặn, khô hạn thiếu nước tưới; một số hộ không có điều kiện đầu tư chăm sóc vì thiếu lao động chăm sóc vườn cây nên họ muốn chuyển qua trồng bưởi, dừa - là hai loại cây trồng đòi hỏi ít lao động hơn. Điều này là bất khả kháng và chúng ta phải chấp nhận.
Với những gì ông đã đề cập, liệu quy hoạch của Bộ NN-PTNT phát triển cây ca cao đến năm 2020 là 50.000 héc ta trồng xen canh vườn dừa, vườn điều có đạt được không?
- So với những cây trồng khác như hồ tiêu, cà phê thì ca cao vẫn được xem là một cây trồng mới, chỉ được trồng khoảng 10 năm trở lại đây. Vì thế, chúng ta không còn diện tích cho trồng ca cao. Do đó, bộ đưa ra giải pháp cho trồng xen canh với cây dừa, cây điều thể hiện chúng ta đang đi đúng hướng.
Ngoài ra, việc phát triển ca cao chậm hơn những cây trồng khác cũng là một lợi thế vì chúng ta có thể tập trung vào những giống ca cao cho hạt có chất lượng. Một khi ca cao có chất lượng tốt thì giá bán cũng cao hơn. Bằng chứng, trong hơn 22.000 héc ta trồng ca cao hiện nay có gần 3.000 héc ta trồng đã được chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn UTZ, và diện tích còn tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới. Dĩ nhiên, chúng tôi sẽ có những hỗ trợ về kỹ thuật, vốn để phát triển ca cao theo hướng này.
Ngoài ra, việc trồng ở những diện tích thích hợp với cây ca cao như ở dười vườn dừa, vườn điều theo tiêu chuẩn UTZ để giúp người dân nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Theo tôi, Việt Nam đã qua rồi thời kỳ phát triển diện tích bằng mọi giá và giờ phải chuyển qua phát triển bền vững, trồng ở đâu là mang lại giá trị kinh tế đến đó chứ không còn trồng để có diện tích làm báo cáo này nọ. Điều quan trọng là làm sao để giá bán ca cao duy trì ở mức ổn định, có lãi thì người dân sẽ không ồ ạt chặt bỏ như mấy tháng qua.
Nông dân thì trồng ca cao nhưng các nhà máy lại quyết định giá nên mới có hiện tượng người dân ồ ạt trồng ca cao khi giá cao năm 2011 và họ cũng thi nhau chặt khi giá thấp như mấy tháng qua. Theo ông làm sao để tránh hiện tượng này?
- Vấn đề này cũng đã được các công ty mua hạt ca cao để chế biến nhìn nhận ra. Vì thế, sau khi có thông tin người dân chặt ca cao hàng loạt, các tổ chức chính phủ, doanh nghiệp mua hạt ca cao đã liên tiếp tổ chức hội thảo để tìm ra nguyên nhân. Sau những hội thảo này, điều họ nhận ra là muốn có nguyên liệu thì phải mua với giá mà người trồng có lãi.
Hiện giá ca cao đang được mua với giá 4.400 - 4.700 đồng/kg (quả tươi). Đây là mức giá để người dân không chặt bỏ cây ca cao nữa.
Làm sao để có giá ca cao ổn đỉnh, theo tôi, các doanh nghiệp đang mua, sơ chế hạt ca cao đã hiểu biết, do đó, doanh nghiệp sẽ tìm mọi cách để giá sản phẩm này không giảm xuống mức thấp như mấy tháng trước, qua đó, cũng là để bảo vệ lấy chính doanh nghiệp trước khả năng phải đóng cửa vì thiếu nguyên liệu.
Xin cảm ơn ông!
Chứng nhận UTZ (UTZ CERTIFIED) là một bộ tiêu chí chứng nhận cho 4 sản phẩm cà phê, cacao, trà, dầu cọ sạch của thế giới, tương tự như chứng nhận GlobalGap, VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) cho các loại nông thủy sản hiện nay mà Việt Nam đang thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
Cuối tuần rồi, lên xã Tam Dân thuộc huyện Phú Ninh dự tiệc mừng nhà mới của đứa bạn thời sinh viên, Tư tôi thấy vợ chồng anh Sáu Ngọc Tú cùng mấy người làm công đang thu hoạch vườn chuối mốc. Gia đình anh Sáu có 1 sào đất vườn, hàng chục năm nay quanh đi quẩn lại họ cũng chỉ biết trồng sắn. Tuy nhiên, do năng suất củ sắn tươi đạt không cao, giá bán sản phẩm lại quá thấp nên vụ nào loại cây trồng này cũng cho mức lãi ròng rất ít, thậm chí có mùa thâm luôn cả vốn.
Trước thực trạng dịch bệnh hoành hành trên những vườn tiêu Tiên Phước và sự khan hiếm nguồn giống gốc sạch bệnh, thời gian qua, đã có nhiều đề tài, mô hình, dự án nghiên cứu nhằm phục hồi và phát triển loài cây bản địa này. Giai đoạn 2012 - 2013, Trạm Bảo vệ thực vật huyện cũng đã tiến hành một số mô hình liên quan tới phục hồi và phát triển giống tiêu bản địa.
Ngày 21.12.2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định Số 35/2012/QĐ-UBND quy định thực hiện “Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015” (gọi tắt là Cơ chế 35). Sau 2 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.
Cam Tuyền là một xã thuộc vùng núi của huyện Cam Lộ (Quảng Trị), đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, trong đó lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng, là hướng chủ đạo trong việc phát triển kinh tế của người dân trong xã. Toàn xã có diện tích đất tự nhiên là trên 10.387 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm trên 8.000 ha, còn lại là diện tích đất trồng cây hàng năm và cây công nghiệp lâu năm.
Trong những năm qua, hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã Thụy Bình (Thái Thụy) đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hưởng ứng sôi nổi, từng bước góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.