Mô hình thâm canh bò thịt chất lượng cao ở Vĩnh Thạnh hiệu quả cao

Kết quả sau 6 tháng nuôi rất khả quan.
Huyện Vĩnh Thạnh có tổng đàn bò 14.768 con, tỉ lệ bò lai chiếm 89% tổng đàn.
Từ nhiều năm nay, chăn nuôi bò đã trở thành một thế mạnh kinh tế của huyện, song hầu hết người dân nuôi theo phương thức quảng canh, chủ yếu tận dụng đồng cỏ tự nhiên để chăn nuôi mà ít đầu tư thâm canh, trọng lượng bò nuôi đạt thấp, hiệu quả chăn nuôi chưa cao.
Đây là một trong những lý do để Vĩnh Thạnh đầu tư xây dựng các mô hình nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao nhằm nâng hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò.
Chăm sóc theo quy trình thâm canh bò thịt chất lượng cao ở hộ ông Nguyễn Thiên
Các hộ tham gia mô hình được Trạm KN huyện cấp hỗ trợ thức ăn hỗn hợp cho 1 con bê nghé trong chu kỳ chăn nuôi 6 tháng, được hỗ trợ giống cỏ voi, phân bón để trồng trên diện tích 200m2 đủ để cung cấp thêm nguồn thức ăn xanh cho bò.
Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật được cán bộ khuyến nông hướng dẫn nên bò phát triển nhanh.
Ông Nguyễn Thiên Lý, một hộ tham gia mô hình, chia sẻ:
Chi phí đầu tư cho chế độ nuôi thâm canh không chênh lệch nhiều so với cách nuôi truyền thống, nhưng hiệu quả mang lại thấy rõ, khẩu phần thức ăn hợp lý theo quy trình thâm canh kết hợp chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, nên bò phát triển tốt.
Từ kết quả này chúng tôi sẽ áp dụng cho bầy bò của mình trong thời gian tới.
Ông Thái Bình Trọng, cán bộ Trạm KN, phụ trách mô hình, cho biết: Trạm KN huyện thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật theo dõi, kiểm tra tận từng hộ tham gia mô hình để kịp thời nhắc nhở bà con thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, tăng cường giám sát việc đầu tư thức ăn tinh cho bò, nhất là kiểm tra tình hình thực hiện mức đầu tư đối ứng của từng hộ.
Kết quả là 100% bê nghé trong mô hình đều đạt thể trạng tốt hơn ban đầu, mức tăng trọng bình quân đạt 598gam/con/ngày.
Trong số này có bê nghé hộ ông Tô Thành Lợi đạt mức tăng trọng bình quân cao nhất là 894gam/ngày.
Từ mức trọng lượng bê nghé 6 tháng tuổi ban đầu là 261 kg, qua 6 tháng nuôi theo quy trình thâm canh, đã đạt trọng lượng 422 kg, đạt mức tăng 161 kg trong thời gian 6 tháng.
Theo tính toán của Trạm KN, lợi nhuận đạt được từ việc áp dụng quy trình chăn nuôi thâm canh ở mỗi con bê nghé với mức tăng trọng bình quân 108kg/con/6 tháng nuôi là 9,06 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí thức ăn, vật tư, thuốc thú y...
Với kết quả này, các hộ tham gia mô hình và đại biểu dự hội thảo về mô hình này đều cho rằng chăn nuôi bò thịt thâm canh theo kỹ thuật mới đã áp dụng trong mô hình có hiệu quả hơn hẳn cách chăn nuôi truyền thống, phù hợp với điều kiện chăn nuôi phân tán theo hộ và chăn nuôi tập trung, góp phần tăng năng suất và sản lượng thịt bò, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
Về khả năng nhân rộng mô hình này, bà Lê Thị Xuân, Trưởng phòng Kỹ thuật Trung tâm KNKN tỉnh, đơn vị triển khai mô hình này, khẳng định: Mô hình đã đạt được những kết quả đáng mừng.
Trong thời gian tới, huyện Vĩnh Thạnh sẽ tiếp tục triển khai mô hình ra diện rộng, vận động các hộ điển hình giúp đỡ những hộ nghèo trên địa bàn huyện; tập trung hỗ trợ giống cỏ, kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi, mở rộng mô hình ở một số địa phương, đặc biệt là các xã trung du và miền núi, nơi có nguồn thức ăn phong phú và điều kiện địa hình thuận lợi.
Đây cũng là một trong những giải pháp hiệu quả để giúp người dân Vĩnh Thạnh phát huy tiềm năng, thế mạnh của ngành chăn nuôi nhằm giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Hàm Yên (Tuyên Quang) là huyện có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi trâu bò, đặc biệt là phát triển chăn nuôi trâu ngố. Nhiều năm nay việc phát triển chăn nuôi trâu ở Hàm Yên không chỉ lấy sức kéo, mà còn tạo nên hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình.

Tin nông dân Phan Văn Hòa tạo được giống lúa thảo dược VH1màu tím lan truyền khắp cả nước. Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức giao lưu trực tuyến về giống lúa tím VH1và mời “chủ nhân” của bộ giống mới này tham gia. Tiếp sau đó, ông Hòa liên tục bận rộn bởi những cuộc làm việc, trao đổi, ký kết các hợp đồng, chương trình phối hợp chuyển giao kỹ thuật, cung cấp giống lúa mới này đến nhiều địa phương trong cả nước...

Dù chứng nhận GlobalGAP (GAP- tiêu chuẩn toàn cầu an toàn sản phẩm và truy nguyên nguồn gốc) hết hạn hơn 3 năm qua, nhưng theo một khảo sát mới đây của Hợp tác xã (HTX) Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (Bình Minh, Vĩnh Long), có ít nhất 5/14 xã viên vẫn còn duy trì sản xuất theo mô hình này.

Khi bón phân cho lúa thơm, bà con đặc biệt chú ý không bón thừa phân đạm. Nguyên tắc bón theo nhu cầu của cây lúa vào các thời điểm sinh trưởng.

Các cấp Hội Nông dân (ND) ở Quỳnh Nhai (Sơn La) đã chủ động xây dựng kế hoạch vận động hội viên, ND phát huy nội lực, xây dựng bản làng ấm no, ổn định và phát triển.