Đã mắt ngắm cây đẻ ra cả khoai tây lẫn cà chua

TomTato là giống cây kép với phần gốc khoai tây, ngọn cà chua. Giống cây này được anh Paul Hansord, Giám đốc công ty Thompson & Morgan (Anh) tạo ra thành công nhờ phương pháp ghép.
Sau một thời gian dài thử nghiệm với sự giúp đỡ của các chuyên ra, đầu năm 2015, giống cây TomTato đã được bày bán tại Anh và New Zealand với giá 450.000 đồng/cây.
TomTato có thể được trồng ở ngoài vườn hay trong chậu vào mùa xuân và bắt đầu nhận được những trái cà chua đầu tiên vào tháng Bảy.
Cây gốc khoai tây, ngọn cà chua cho khoảng 500 trái trong suốt mùa hè do gốc cây khỏe hơn.
Khi hết mùa, đào rễ lên thì người trồng sẽ lại thu được những củ khoai tây béo mập. Hạt hay củ còn lại có thể để dành trồng cà chua hay khoai tây bình thường vào các năm sau.
TomTato cho khoảng 500 trái ngon ngọt với nhiều vitamin hơn hẳn cây cà chua bình thường trong suốt mùa hè.
Cây ghép TomTato này là một giải pháp vô cùng hiệu quả cho những nhà phố với diện tích chật hẹp.
Cây TomTato với chùm quả cà chua sai trĩu trịt.
Anh Paul Hansord, Giám đốc công ty Thompson & Morgan bên thành quả của mình.
Cây cà chua khoai tây này được bán rộng rãi khắp các nước trên thế giới.
Tại Việt Nam, sau 2 năm miệt mài nghiên cứu, từ việc ghép ngọn cây cà chua trên gốc cây khoai tây, kỹ sư công nghệ sinh học Nguyễn Thị Trang Nhã cũng cho ra đời giống cây cà chua khoai tây độc đáo.
Để có được một cây TomTato thích mắt như trên, chúng ta cần có cây cà chua con và cây khoai tây. Tiến hành cắt ghép ngọn cà chua với gốc khoai tây.
Chú ý dùng lưỡi dao sắc, cắt vát nhọn và dẹt phần ngọn cà chua, sau đó xẻ đôi thân khoai tây và ghép chúng lại với nhau.
Phần quấn quanh chỗ ghép cần quấn vừa khít không nên chặt quá. Nên gắn thêm một vật thẳng, cứng ở chỗ ghép để thân cà chua và cây khoai tây tạo thành một đường thẳng.
Những cây TomTato ghép thành công.
Sau khoảng hơn 2 tháng, cây cà chua khoai tây này sẽ cho củ và quả
Có thể bạn quan tâm

Ông bà ta thường có câu "muốn giàu thì nuôi cá" quả thật không sai. Chúng tôi tìm đến nhà chú Nguyễn Văn Dừa sau đoạn đường khoảng 4 km cách UBND xã Tân Lập I, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Vài năm gần đây anh Nguyễn Văn Tuấn ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông (huyện Cai Lậy) đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.

Lúa lai B-TE1 của Cty Bayer Việt Nam đã chứng minh được ưu thế của mình và đã được đại đa số nông dân vùng ĐBSCL chấp nhận vì những đặc tính vượt trội như cho năng suất cao hơn lúa thường khoảng 20 – 50%, chất lượng gạo ngon, chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt kháng được đạo ôn- một bệnh nguy hiểm trong vụ đông xuân… Tuy nhiên giống có thời gian sinh trưởng hơi dài, khoảng 100 – 107 ngày trong điều kiện lúa sạ nên bà con phải bố trí đồng loạt trong cơ cấu 2 vụ lúa/năm.

Trang trại nuôi vịt của ông Nguyễn Ngọc Xuân nằm biệt lập giữa đồng, cách xa địa điểm các trang trại nuôi vịt khác khoảng 1km. Qua tiếp xúc, ông cho hay: đàn vịt ông mua giống từ một chủ giống tại chợ Hồ Xá (Vĩnh Linh- Quảng Trị) về chăn thả, đến nay đã được 50 ngày tuổi. Trung bình trọng lượng mỗi con đạt từ 1,5-1,7kg. Khoảng trước ngày 10/1, đàn vịt bắt đầu đổ bệnh và chết. Tại thời điểm này, do thời tiết lạnh và bà con nông dân vào kỳ gieo lúa nên ông cứ nghĩ là đàn vịt bị chết do ảnh hưởng thuốc trừ cỏ bà con phun khi gieo lúa.

Gần đây do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao cộng thêm những khoản trừ bị nhiễm vi sinh khiến không ít người nuôi bò lao đao, muốn chuyển đổi sang nghề khác. Riêng gia đình anh Trần Vĩnh Thọ Long ngụ tại 73/1 ấp Dân Thắng 1, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn (TP. HCM) thì vẫn gắn bó với con bò sữa, bởi hộ gia đình anh đã tìm ra hướng đi mới: nuôi bò sữa + trồng cỏ VA06.