Đã mắt ngắm cây đẻ ra cả khoai tây lẫn cà chua

TomTato là giống cây kép với phần gốc khoai tây, ngọn cà chua. Giống cây này được anh Paul Hansord, Giám đốc công ty Thompson & Morgan (Anh) tạo ra thành công nhờ phương pháp ghép.
Sau một thời gian dài thử nghiệm với sự giúp đỡ của các chuyên ra, đầu năm 2015, giống cây TomTato đã được bày bán tại Anh và New Zealand với giá 450.000 đồng/cây.
TomTato có thể được trồng ở ngoài vườn hay trong chậu vào mùa xuân và bắt đầu nhận được những trái cà chua đầu tiên vào tháng Bảy.
Cây gốc khoai tây, ngọn cà chua cho khoảng 500 trái trong suốt mùa hè do gốc cây khỏe hơn.
Khi hết mùa, đào rễ lên thì người trồng sẽ lại thu được những củ khoai tây béo mập. Hạt hay củ còn lại có thể để dành trồng cà chua hay khoai tây bình thường vào các năm sau.
TomTato cho khoảng 500 trái ngon ngọt với nhiều vitamin hơn hẳn cây cà chua bình thường trong suốt mùa hè.
Cây ghép TomTato này là một giải pháp vô cùng hiệu quả cho những nhà phố với diện tích chật hẹp.
Cây TomTato với chùm quả cà chua sai trĩu trịt.
Anh Paul Hansord, Giám đốc công ty Thompson & Morgan bên thành quả của mình.
Cây cà chua khoai tây này được bán rộng rãi khắp các nước trên thế giới.
Tại Việt Nam, sau 2 năm miệt mài nghiên cứu, từ việc ghép ngọn cây cà chua trên gốc cây khoai tây, kỹ sư công nghệ sinh học Nguyễn Thị Trang Nhã cũng cho ra đời giống cây cà chua khoai tây độc đáo.
Để có được một cây TomTato thích mắt như trên, chúng ta cần có cây cà chua con và cây khoai tây. Tiến hành cắt ghép ngọn cà chua với gốc khoai tây.
Chú ý dùng lưỡi dao sắc, cắt vát nhọn và dẹt phần ngọn cà chua, sau đó xẻ đôi thân khoai tây và ghép chúng lại với nhau.
Phần quấn quanh chỗ ghép cần quấn vừa khít không nên chặt quá. Nên gắn thêm một vật thẳng, cứng ở chỗ ghép để thân cà chua và cây khoai tây tạo thành một đường thẳng.
Những cây TomTato ghép thành công.
Sau khoảng hơn 2 tháng, cây cà chua khoai tây này sẽ cho củ và quả
Related news

Được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định hỗ trợ 100% về giống, 30% chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất đệm lót và thức ăn chăn nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã triển khai mô hình nuôi heo và nuôi gà trên đệm lót sinh học tại xã Cát Tân, với quy 20 con heo, 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp nuôi heo và 2 hộ nuôi gà.

Ngày 31-7, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, mới phát hiện 15 cơ sở chăn nuôi, giết mổ có sử dụng chất cấm (Beta-agonist) trong chăn nuôi heo nằm trên địa bàn các huyện: Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành và TP. Biên Hòa. Trong đó, huyện Vĩnh Cửu có 5 trang trại dùng chất cấm, gồm các hộ: Trần Thanh Nghị, Bùi Thị Sáu, Nguyễn Thành An, Nguyễn Khoa Hồ, Trịnh Minh Tâm (đều ở thị trấn Vĩnh An); huyện Trảng Bom có 5 trang trại của các hộ: Phạm Trà, Phan Thanh Canh (xã Tây Hòa), Trần Thanh Phong, Phạm Mai Trang, Nguyễn Hữu Trung (xã Đông Hòa); huyện Xuân Lộc có 3 trang trại của các hộ: Phạm Đình Trúc, Huỳnh Thanh Sơn (xã Suối Cao), Nguyễn Đức Minh (xã Xuân Định); huyện Long Thành có 1 trang trại của hộ Trần Thanh Liêm (xã Bàu Cạn) và TP. Biên Hòa phát hiện 1 mẫu tại cơ sở giết mổ gia súc của hộ Nguyễn Viết Dũng (phường Long Bình).

Nhằm cải tạo môi trường trong chăn nuôi, giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất, năm 2014 huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Đến nay, toàn huyện có hơn 200 hộ sử dụng đệm lót sinh học, tập trung ở các xã Thiệu Phú, Thiệu Viên, Thiệu Minh, Thiệu Vũ...

Giá gà nhập khẩu vào các siêu thị rẻ, lượng nhập lớn, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi cao, nhiều rủi ro trong dịch bệnh là nguyên nhân khiến người nuôi gà theo mô hình trang trại, gà công nghiệp trong tỉnh Nghệ An đang bị “lép vế”.

Những năm gần đây, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã có nhiều biện pháp nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gà như: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh, Trung ương mời chuyên gia chăn nuôi đầu ngành về tập huấn, hướng dẫn, xây dựng quy trình chăn nuôi gà, quản lý tốt đầu vào, như thức ăn, thuốc thú y, con giống.