Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa Trồng Mới Chú Ý Chất Lượng Cây Giống

Mùa Trồng Mới Chú Ý Chất Lượng Cây Giống
Ngày đăng: 11/06/2013

Thị trường cây giống ở Gia Lai đang bắt đầu nở rộ với sự đa dạng về chủng loại cây giống như bời lời, cà phê, tiêu, giống cây ăn quả… Tuy nhiên, chất lượng cây giống vẫn đang còn bỏ ngỏ khi mà hầu hết quy trình chọn giống, ươm cây đều dựa vào kinh nghiệm của chủ vườn ươm.

Đầu mùa mưa cũng là lúc bà con nông dân bắt tay vào việc làm đất, chuẩn bị cây giống để trồng mới các loại cây trồng lâu năm. Đó cũng là lúc thị trường cây giống bắt đầu sôi động với sự tấp nập của những chiếc xe tải nhỏ, xe máy vào tận các nhà vườn ở TP. Pleiku, các huyện như Chư Pah, Đak Đoa… vận chuyển cây giống đi tiêu thụ.

Ông Võ Văn Đức - chủ vườn ươm đặt tại phường Yên Thế, TP. Pleiku cho biết: Năm nay tôi ươm khoảng 60.000 cây giống các loại như: bời lời, cà phê, tiêu, cây ăn quả… cung cấp chủ yếu cho người dân ở các huyện trong tỉnh và một phần cho khách hàng quen ở tỉnh Kon Tum. Do nguồn cung năm nay vượt xa so với nhu cầu thực tế nên thị trường tiêu thụ tương đối chậm, giá các loại cây giống giảm mạnh so với năm trước.

Cụ thể: giá một cây bời lời giống chỉ còn 600 đồng giảm từ 200 đồng đến 400 đồng/cây. Giống cà phê từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng/cây, tiêu giống là 5.000 đồng-6.000 đồng/cây giảm từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng/cây.

Theo lý giải của các chủ vườn ươm nguyên nhân giá cây giống giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước là do năm trước thị trường cây giống cung không đáp ứng được nhu cầu nên giá tăng cao, người ươm cây giống thu được lãi cao. Do đó, vụ gieo ươm năm nay nhiều chủ vườn ươm đã tăng số lượng cây ươm và vườn ươm, dẫn đến tình trạng cung quá nhiều so với nhu cầu thực tế của thị trường, nên giá giảm sút khá mạnh.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều vườn ươm cây giống nhưng quy trình ươm giống thường dựa vào kinh nghiệm tích lũy từng năm; tự chọn mua giống từ nhiều nguồn khác nhau để ươm cây dẫn đến chất lượng cây giống vẫn còn là một dấu hỏi. Ông Cao Văn Hiếu - thôn 6, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah cho biết: Nhờ tích lũy kinh nghiệm sau nhiều năm đi làm thuê cho các chủ vườn ươm và thấy nghề ươm giống cây cho thu nhập ổn định nên tôi đã tự mở vườn ươm giống hơn 10 năm nay.

Ông Phạm Minh Châu - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah cho biết: Các vườn ươm trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu ở các xã Nghĩa Hưng, Hòa Phú, Nghĩa Hòa cung cấp chủ yếu cho thị trường hai loại cây giống là cà phê và cây bời lời. Hiện trên địa bàn huyện có rất nhiều vườn ươm tự phát, vườn ươm “chui” không đăng ký giấy phép kinh doanh, gây nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn, giám sát quy trình ươm giống, cũng như cung cấp thông tin giống có nguồn gốc rõ ràng cho các chủ vườn ươm.

Khắc phục tình trạng người dân mua phải cây giống kém chất lượng, Phòng cũng hướng dẫn người dân mua giống ở các vườn ươm đảm bảo chất lượng cây giống. Sắp tới Phòng sẽ tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật ươm giống cũng như cung cấp thông tin giống đầu vào cho các cơ sở sản xuất cây giống trên địa bàn.

Không chỉ huyện Chư Pah, hầu hết các huyện có số lượng vườn ươm cây giống lớn trên địa bàn tỉnh như: TP. Pleiku, các huyện: Mang Yang, Đak Đoa… vẫn chưa được các cơ quan chức năng quan tâm hướng dẫn đúng mức về quy trình gieo ươm cây giống, cũng như cung cấp thông tin giống chất lượng cho các vườn ươm. Điều này ẩn chứa nguy cơ năng suất cây trồng giảm trong tương lai, khi họ sử dụng các loại cây giống chưa được cơ quan chuyên môn kiểm định chất lượng.

Ông Lê Huy Toàn - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng nông sản và thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Hiện tại Chi cục đang tiến hành rà soát, kiểm tra, thống kê lại tất cả các vườn ươm trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất những giải pháp để Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh có hướng giải quyết kịp thời, góp phần đẩy mạnh nền nông nghiệp ngày càng phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Nam Định Tập Trung Chăm Sóc Và Phòng Bệnh Cho Thủy Sản Trong Mùa Nóng Nam Định Tập Trung Chăm Sóc Và Phòng Bệnh Cho Thủy Sản Trong Mùa Nóng

Theo kế hoạch, năm 2014 toàn tỉnh Nam Định phấn đấu diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 15.567ha các loại; trong đó nuôi nước ngọt 9.408ha tập trung vào các loại cá truyền thống và 6.159ha nuôi mặn lợ chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao, cá bống bớp...

17/06/2014
Thu Tiền Tỷ Từ Mô Hình Nuôi Vịt Khép Kín Thu Tiền Tỷ Từ Mô Hình Nuôi Vịt Khép Kín

Lên vùng rú cát Quảng Vinh (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) lập trang trại, không biết bao lần ông Lê Đình Cầu khi thử nghiệm các mô hình kinh tế mới. Sau nhiều năm, cuối cùng ông cũng thành công với mô hình nuôi vịt khép kín, với thu nhập mỗi năm lên đến 6 tỷ đồng, trong đó lãi gần 1,5 tỷ đồng.

08/07/2014
Thủy Lợi Cho Thủy Sản Chậm Còn Hơn Không Thủy Lợi Cho Thủy Sản Chậm Còn Hơn Không

Việc xây dựng hệ thống thủy lợi riêng cho ngành Thủy sản, ngành có nhiều khả năng sẽ mang về khoảng 7 tỷ USD trong năm nay là một quyết định tuy hơi muộn nhưng chứng tỏ các nhà quản lý đã đánh giá đúng vai trò của thủy sản nuôi trong nền kinh tế.

17/06/2014
Mô Hình Dứa Gai Xen Cao Su Ở Xã Ngọc Trung Cho Thu Nhập Cao Mô Hình Dứa Gai Xen Cao Su Ở Xã Ngọc Trung Cho Thu Nhập Cao

Việc xen canh dứa gai với cao su không những đem lại thu nhập cao cho nông dân mà còn có tác dụng giúp đất tơi xốp, tăng cường dưỡng chất cho sự phát triển của cây cao su. Với hiệu quả đem lại, xã Ngọc Trung đang khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng dứa gai xen cao su.

08/07/2014
Hiệu Quả Khai Thác Thuỷ Sản Lưới Đăng Ở Tổ Hợp Tác Đầm Chông Hiệu Quả Khai Thác Thuỷ Sản Lưới Đăng Ở Tổ Hợp Tác Đầm Chông

Hơn mười năm qua, Tổ hợp tác (THT) Đầm Chông thuộc làng biển Mỹ Tân (xã Thanh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận) luôn bám biển, phát huy nghề truyền thống đánh bắt thuỷ sản bằng lưới đăng hiệu quả, tạo công ăn việc làm và ổn định thu nhập cho hàng chục lao động địa phương.

08/07/2014