Đà Lạt Khan Hiếm Thịt Heo

Tại chợ trung tâm Đà Lạt mỗi ngày tiêu thụ 25-30 tấn thịt heo, nhưng mấy ngày nay tiểu thương không có thịt để bán do các lò mổ ngừng hoạt động.
Ông Trần Đức Hải, cán bộ kiểm soát giết mổ gia súc tại khu giết mổ tập trung của Đà Lạt cho biết, khu lò mổ tập trung có 6 lò giết mổ đăng ký hoạt động, mỗi ngày giết mổ khoảng 150 con heo cung cấp cho thị trường. Nhưng đêm 11/5 chỉ có một lò hoạt động với số lượng giết mổ 12 con, qua ngày 12/5 các chủ lò mổ tại đây đều ngưng hoạt động.
Theo Ban quản lý chợ Mới Đà Lạt, nơi có 60 quầy hàng thịt heo, lượng thịt về chợ quá ít nên giá thịt heo ở chợ trong hai ngày qua tăng 20.000-40.000 đồng một kg, tùy loại thịt. Dù tiểu thương tại chợ lấy thịt từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng lượng thịt heo về chợ đều khan hiếm do các chủ lò mổ đồng loạt ngừng hoạt động, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng.
Một chủ lò mổ cho biết lý do phải ngưng hoạt động giết mổ vì từ hơn 3 tháng nay các lò mổ luôn phải bù lỗ. Giá 1kg heo hơi mua vào 53.500 đồng, trong khi giá thịt bán ra sau giết mổ chỉ từ 58.000 đến 64.000 đồng một kg, trừ các khoản chi phí, thuế, mỗi kg thịt heo lò giết mổ phải bù lỗ 7.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 13 năm khai khẩn, cải tạo đất đồi hoang, giờ đây gia đình ông Bùi Quốc Tam, ở Hà Tĩnh đã có hơn 3ha trồng cam, mỗi năm thu về hơn nửa tỷ đồng

Gác lại nghề IT với thu nhập khá, anh Trương Hữu Thuận ở TP.Cần Thơ đang từng ngày đưa sản phẩm khổ qua rừng sạch đến tay người tiêu dùng

Nhờ mạnh dạn đầu tư trồng cam sành, gia đình chị Hoàng Thị Duy ở thôn 8, xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã thoát nghèo, trở thành triệu phú.

Mô hình luân canh tôm - lúa ở ĐBSCL được xem là mô hình sản xuất nông nghiệp “thông minh” do có thể trồng lúa vào mùa mưa và nuôi tôm vào mùa khô

Gạo vuông tôm - tức là gạo được xát từ lúa trồng xen canh, luân canh trên vuông tôm - có tiềm năng được khách hàng đón nhận trong xu hướng tiêu dùng hướng đến