Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đa Dạng Hoá Mô Hình Sản Xuất

Đa Dạng Hoá Mô Hình Sản Xuất
Ngày đăng: 25/02/2014

Nhiều năm qua, nghề nuôi thuỷ sản truyền thống như độc canh, luân canh và gần đây là nuôi tôm quảng canh gặp khó khăn do dịch bệnh phát sinh, năng suất không cao.

Trước tình hình đó, nắm bắt được các nguyên lý khoa học cũng như vận dụng thực tế tại địa phương, cán bộ xã Nguyễn Huân kết hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Đầm Dơi (Cà Mau) kiến nghị thí điểm mô hình nuôi tôm xen rừng.

Cho đến nay, trên đà thắng lợi trong thu hoạch bước đầu đối với con tôm và rừng đước, cán bộ khuyến ngư và bà con mạnh dạn mở rộng thêm nhiều loại thuỷ sản như: cua, ba ba, rắn, rùa, cá tai tượng... để tăng thu nhập trên cùng diện tích đất.

Ông Nguyễn Công Danh, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huân, nhận định: "Trước năm 2010, trên địa bàn xã bắt đầu xuất hiện mô hình tôm - rừng nhưng diện tích rất nhỏ. Sau khi nhận thấy lợi nhuận cụ thể từ mô hình này, bà con địa phương nhân rộng thêm.

Về phần địa phương, thời gian qua đã phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường tiến hành rà soát, nắm bắt nguyện vọng của người dân để thí điểm mô hình này trên 5 hộ dân. Kết quả cho thấy rất khả quan, dự kiến trong tương lai đây sẽ là mô hình phát triển kinh tế năng động, bền vững của xã".

Từ khi bắt tay thực hiện mô hình tôm - rừng, cuộc sống của người dân xã Nguyễn Huân có những đổi thay rõ rệt. Tiêu biểu là hộ anh Trần Văn Mười, ấp Hải An.

Anh Mười chia sẻ: "Trước đây, với 3 ha đất, vợ chồng tôi làm quần quật mỗi năm cũng chỉ dư 30 triệu đồng là nhiều. Nhưng từ khi thực hiện mô hình tôm - rừng, trung bình mỗi năm thu hoạch hơn 200 triệu đồng. Riêng cây đước, sau 10 năm sẽ thu hoạch thêm hơn 150 triệu đồng”.

Anh Nguyễn Hữu Trí, cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Đầm Dơi, cho biết: "Bà con quê mình vốn rất giỏi giang, cần cù nên cái cần nhất vẫn là hướng đi phù hợp, vì thế ngoài nuôi tôm, cua, bà con cần phải nuôi thêm ba ba, rùa, rắn, cá nước ngọt, trồng hoa màu... Trong đó, nuôi tôm kết hợp trồng rừng là cách làm hiệu quả, mang tính bền vững cao, cần được nhân rộng"


Có thể bạn quan tâm

Cấp bách tái cấu trúc ngành cá tra Cấp bách tái cấu trúc ngành cá tra

Ngày 30.7, tại TP.Cần Thơ, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT), Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức hội nghị bàn giải pháp chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL.

01/08/2015
Chế thuốc diệt sâu khoang bằng đường, rượu, giấm Chế thuốc diệt sâu khoang bằng đường, rượu, giấm

Chỉ với 4 kg đường + 4 lít giấm + 1 lít rượu + 1 lít nước ủ trong 4 ngày lại cho hiệu quả tuyệt vời. Cứ cho hỗn hợp này vào cái lọ treo trên luống rau là ngày nào cũng nhìn bướm sâu khoang chui vào chết mà thấy phấn khởi.

01/08/2015
Phương pháp bảo quản thủy sản tối ưu bằng hầm poluurethane Phương pháp bảo quản thủy sản tối ưu bằng hầm poluurethane

Hầm bảo quản sản phẩm bằng poluurethane là vật liệu tối ưu ứng dụng vào hầm bảo quản sản phẩm trên tàu cá hiện nay. Thời gian bảo quản tăng từ 7 ngày lên trên 20 ngày mà chất lượng vẫn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu....

01/08/2015
Mở rộng vùng trồng dược liệu quý Mở rộng vùng trồng dược liệu quý

Khi những loại cây sâm dây và sâm 7 lá hoa ngày càng bị cạn kiệt ở rừng thì đề án “Mở rộng vùng trồng cây dược liệu quý” do UBND huyện Phước Sơn thực hiện được xem rất cần thiết trong việc phát triển vùng dược liệu quý. Đây sẽ là cơ hội để đồng bào vùng cao Phước Sơn thoát nghèo.

01/08/2015
Khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới Khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới

Sau khi xã Thuận (Hướng Hóa) được tỉnh Quảng Trị chọn là 1 trong 8 xã triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) vào năm 2010, Đảng uỷ xã Thuận đã ban hành Nghị quyết số 02 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng trong thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm thực hiện cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương, phấn đấu trở thành xã đạt chuẩn NTM.

01/08/2015