Khoai tây Trung Quốc đội lốt Đà Lạt tăng giá gấp bốn

Thời gian gần đây, chợ nông sản Đà Lạt đang khá nhộn nhịp với hoạt động "nhuộm’’ khoai tây Trung Quốc cho giống khoai tây Đà Lạt để cung cấp ra thị trường. Với giá nhập về chỉ từ 1.800 đến 3.520 đồng một kg, nhưng sau khi được “mặc áo’’ mới, khoai tây Trung Quốc ra chợ lập tức tăng lên 13.000-15.000 đồng một kg trước khi chất lên xe tải đưa về chợ đầu mối nông sản TP HCM hoặc đi các tỉnh.
Theo Ban quản lý chợ Nông sản Đà Lạt, chợ có 24 quầy kinh doanh mặt hàng khoai tây. Từ hơn một tháng nay, do trái vụ nên nguồn khoai tây của nhà vườn Đà Lạt cạn kiệt, thậm chí không có do liên tục bị mưa đá. Hiện tại, 99% khoai tây tại chợ được nhập về từ Trung Quốc. Tử đầu tháng 7 đến nay, có 3 tiểu thương ở chợ nông sản đứng ra nhập 10 lô khoai tây Trung Quốc với số lượng trên dưới 300 tấn. Những tiểu thương này ngoài việc trực tiếp “mặc áo’’ cho khoai tây Trung Quốc, còn phân phối lại một số lượng khác cho các tiểu thương trong chợ cùng làm.
Hoạt động “mặc áo’’ cho khoai tây Trung Quốc tại chợ Đà Lạt diễn ra rất nhộn nhịp, những tiểu thương buôn bán lớn đầu tư hẳn máy rửa khoai có công xuất hàng tấn mỗi ngày, còn các hộ làm thủ công một ngày cũng làm được từ 300-500kg, tùy mối hàng ở TP HCM và các tỉnh đặt. Một tiểu thương cho biết, nhờ chiêu nhuộm này, một tấn khoai tây chủ vựa kiếm được 7-10 triệu đồng, trong khi vào thời điểm chính vụ từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm, thu mua khoai tây kiếm chênh lệnh 1.000 đồng mỗi kg cũng khó.
Đại diện Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết, khoai tây Trung Quốc về chợ Đà Lạt đều được Phòng phân tích kiểm tra chất lượng nông sản của Chi cục lấy mẫu phân tích. Tất cả các lô hàng hóa này đều có hóa đơn chứng từ, xuất xứ và đã qua kiểm dịch ở các cửa khẩu phía Bắc. Từ đầu tháng 7 tới nay, chưa phát hiện lô hàng khoai tây Trung Quốc nào nhập về Đà Lạt có dư lượng hóa chất vượt ngưỡng.
Theo vị đại diện này, để kiểm tra khoai tây Trung Quốc, nhiều năm qua Chi cục phối hợp với Quản lý thị trường và Phòng kinh tế Đà Lạt làm từng khâu theo chức năng. Hai năm trước đã có lô khoai tây Trung Quốc 30 tấn nhập về không đạt tiêu chuẩn vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong khoai vượt mức cho phép, nên đã buộc tiêu hủy.
Phía Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng cho biết, việc khoai tây Trung Quốc nhập về Đà Lạt và “nhuộm’’ thêm lớp đất đỏ trước khi đưa ra thị trường đã diễn ra nhiều năm, nhưng điều này không thể cấm vì chủ hàng có đầy đủ giấy tờ xuất trình và không có biểu hiện gian lận thương mại vì họ vẫn khẳng định đây là khoai tây Trung Quốc. Cách phân biệt giữa khoai tây Trung Quốc và khoai tây Đà Lạt thì ngành nông nghiệp cũng đã có hướng dẫn người tiêu dùng cụ thể thông qua báo chí.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài thịt lợn, Bắc Kinh đang mua tạm trữ nhiều nông sản khác, trong đó có ngũ cốc và bông, nhằm giúp cải thiện đời sống cho người nông dân.

Trong khi đó, giá tôm thẻ chân trắng tại thị trường trong nước cũng như thế giới cũng tiếp tục tăng cao. Hiện giá tôm thẻ loại 100 con/kg tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre… từ 113.000 - 115.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với tuần trước. Giá tôm thẻ loại lớn, từ 60 - 70 con/kg cũng có giá từ 143.000 - 150.000 đồng/kg.

Ngược lại, ngành chăn nuôi trong nước trồi sụt, đặc biệt là giá thịt lợn có dấu hiệu suy giảm từ giữa năm 2012 đến giữa năm 2013. Chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng thức ăn chăn nuôi cũng giảm theo.

Nếu tôm cá nuôi không bị bệnh, tất nhiên người nuôi sẽ không sử dụng thuốc để điều trị thì các sản phẩm thủy sản sẽ có cơ hội đáp ứng được yêu cầu về “ An toàn-Chất lượng”.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, qua các xét nghiệm mẫu bùn và mẫu nghêu tại khu vực biển xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa đủ cơ sở khẳng định nghêu chết là do bệnh. Do vậy khả năng lớn nhất là độ mặn tăng đột ngột đi kèm với gió chướng thổi mạnh trước và trong thời gian xảy ra hiện tượng nghêu chết.