Phát triển thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm xoài
Là một trong 5 ngành hàng chủ lực trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, hiện toàn tỉnh có diện tích trồng xoài trên 9.300ha, tập trung chủ yếu ở huyện Cao Lãnh và TP.Cao Lãnh. Trong đó diện tích đang cho trái là 8.375ha, sản lượng bình quân 87.480 tấn/năm, giống xoàichủ lực là xoài cát Hòa Lộc và xoài cát chu.
Nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển ngành hàng xoài tỉnh nhà, hội thảo tập trung bàn về những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất tiêu thụ xoài trên địa bàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh thành lập được 2 hợp tác xã (HTX) sản xuất xoài; có nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm xoài, đây là điều kiện thuận lợi để liên kết sản xuất, tiêu thụ xoài. Tuy nhiên, thời gian qua, địa phương vẫn chưa có doanh nghiệp, cơ sở chế biến xoài để tạo ra nhiều sản phẩm từ nông sản này; quy mô sản xuất của từng hộ còn nhỏ lẻ, tập quán sản xuất của nhà vườn (xử lý để thu hoạch trái) vẫn chạy theo giá thị trường; diện tích được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn GAP chưa nhiều do chi phí chứng nhận cao; thị trường tiêu thụ xoài không ổn định...
Hội thảo đề ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm tăng hiệu suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh, tiêu thụ. Chủ trì hội thảo, Chủ tịch Nguyễn Văn Dương cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tạo điều kiện cho các ngành chuyên môn hỗ trợ nông dân để tổ chức sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn, chất lượng cao theo yêu cầu của thị trường; tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, chủ vựa kinh doanh, tiêu thụ xoài theo chính sách chung của Trung ương ban hành, đồng thời hỗ trợ theo chính sách riêng của tỉnh; có kế hoạch cụ thể nhằm hỗ trợ các HTX trong khâu mở rộng các dịch vụ canh tác...
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Bí thư Bí thư Lê Minh Hoan đề nghị các ngành chuyên môn phải xem xét lại thị trường chính của mặt hàng nông sản địa phương, từ đó xây dựng phân khúc thị trường và có hướng xây dựng kỹ thuật sản xuất phù hợp, hiệu quả; chú trọng việc nâng cao vai trò quản trị của các HTX. Bí thư nhấn mạnh, việc xây dựng chữ tín, lòng tin của HTX đối với xã viên, HTX với doanh nghiệp là vấn đề cốt lõi, sống còn của sản phẩm nông sản tỉnh nhà.
Có thể bạn quan tâm
“Chúng tôi được Nhà nước chuẩn bị những điều kiện sinh hoạt và sản xuất khá chu đáo nên dân bản ổn định nhanh và có nhiều điều kiện làm giàu” - anh Lù Văn Chảnh- Trưởng bản Pó Luông, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La) tâm sự.
Đến với Na Son, một xã vùng cao của huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) vào thời điểm này, ngoài những món ăn truyền thống như: Cá nướng (Pa pỉnh tộp), rêu suối, măng rừng, thịt khô… du khách sẽ được thưởng thức những món rau được hấp, đồ, nướng, luộc… với lời giới thiệu đầy tự hào: "Rau sạch đấy. Rau dân bản trồng, không có thuốc sâu, phân đạm gì đâu".
Superworm là loài côn trùng ăn tạp, phàm ăn, chưa có tên trong danh sách vật nuôi và có nguy cơ gây hại đến SX nông nghiệp... Việc nhân nuôi, vận chuyển và phóng thích sâu Superworm là vi phạm pháp luật (theo điều 7 Pháp lệnh Bảo vệ & kiểm dịch thực vật).
Sau 9 tháng, 2.000 con cá trắm đen nuôi, trên diện tích 5.000m2 của ông Đức Văn Khiêm (xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, Thái Bình) đã cho lãi 227 triệu đồng, hiệu quả cao gấp 3 - 4 lần so với nuôi cá nước ngọt truyền thống. Đây là mô hình điểm nuôi cá trắm đen thương phẩm tại vùng chuyển đổi nuôi cá của xã, cần được nhân rộng.
Hiện đang là thời điểm chính vụ thu hoạch mận cơm ở Lạng Sơn. Năm nay, do thời tiết thuận lợi nên mận cơm được mùa, giá bán cao hơn từ 3.000 – 5.000đ/kg so với năm ngoái.