Đa Dạng Hoá Mô Hình Sản Xuất
Nhiều năm qua, nghề nuôi thuỷ sản truyền thống như độc canh, luân canh và gần đây là nuôi tôm quảng canh gặp khó khăn do dịch bệnh phát sinh, năng suất không cao.
Trước tình hình đó, nắm bắt được các nguyên lý khoa học cũng như vận dụng thực tế tại địa phương, cán bộ xã Nguyễn Huân kết hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Đầm Dơi (Cà Mau) kiến nghị thí điểm mô hình nuôi tôm xen rừng.
Cho đến nay, trên đà thắng lợi trong thu hoạch bước đầu đối với con tôm và rừng đước, cán bộ khuyến ngư và bà con mạnh dạn mở rộng thêm nhiều loại thuỷ sản như: cua, ba ba, rắn, rùa, cá tai tượng... để tăng thu nhập trên cùng diện tích đất.
Ông Nguyễn Công Danh, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huân, nhận định: "Trước năm 2010, trên địa bàn xã bắt đầu xuất hiện mô hình tôm - rừng nhưng diện tích rất nhỏ. Sau khi nhận thấy lợi nhuận cụ thể từ mô hình này, bà con địa phương nhân rộng thêm.
Về phần địa phương, thời gian qua đã phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường tiến hành rà soát, nắm bắt nguyện vọng của người dân để thí điểm mô hình này trên 5 hộ dân. Kết quả cho thấy rất khả quan, dự kiến trong tương lai đây sẽ là mô hình phát triển kinh tế năng động, bền vững của xã".
Từ khi bắt tay thực hiện mô hình tôm - rừng, cuộc sống của người dân xã Nguyễn Huân có những đổi thay rõ rệt. Tiêu biểu là hộ anh Trần Văn Mười, ấp Hải An.
Anh Mười chia sẻ: "Trước đây, với 3 ha đất, vợ chồng tôi làm quần quật mỗi năm cũng chỉ dư 30 triệu đồng là nhiều. Nhưng từ khi thực hiện mô hình tôm - rừng, trung bình mỗi năm thu hoạch hơn 200 triệu đồng. Riêng cây đước, sau 10 năm sẽ thu hoạch thêm hơn 150 triệu đồng”.
Anh Nguyễn Hữu Trí, cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Đầm Dơi, cho biết: "Bà con quê mình vốn rất giỏi giang, cần cù nên cái cần nhất vẫn là hướng đi phù hợp, vì thế ngoài nuôi tôm, cua, bà con cần phải nuôi thêm ba ba, rùa, rắn, cá nước ngọt, trồng hoa màu... Trong đó, nuôi tôm kết hợp trồng rừng là cách làm hiệu quả, mang tính bền vững cao, cần được nhân rộng"
Related news
UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt quyết định hỗ trợ đầu tư cho nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập và đạt mục tiêu xây dựng 60.000 ha vùng lúa chất lượng cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ hơn 12 tỉ đồng cho nông dân trong tỉnh trồng lúa chất lượng cao và sản xuất lúa giống nguyên chủng, giống xác nhận trong vụ hè thu 2013 theo quyết định này.
Sáng 22-5, ông Bùi Thế Sinh – Chủ tịch UBND xã Đa Lộc (Hậu Lộc – Thanh Hóa) cho biết, còn hàng nghìn tấn ngao (nghêu) đã đến vụ thu hoạch đang bị ứ đọng, không có thương lái thu mua.
Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.
Trà Vinh là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn ở ĐBSCL. Từ thế mạnh này, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, 02 năm gần đây, tình hình tôm nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng ngay từ đầu vụ khiến cho một số hộ nuôi tôm phải “lâm nợ”. Mặc dù hiện nay lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo sát sao và có chính sách hỗ trợ cho người nuôi tôm bị thiệt hại, nhưng với tình hình thời tiết không thuận lợi, giá nhiên liệu tăng, người nuôi tôm thiếu vốn, việc đầu tư vụ nuôi mới càng khó khăn hơn.
Ông Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, vụ hè thu 2013, chi cục phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, HTX Nông nghiệp An Ninh Tây tiến hành gieo sạ khảo nghiệm 20 giống lúa chịu mặn trên diện tích 1.000m2 tại xã An Ninh Tây (Tuy An). Bộ giống do Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế tuyển chọn từ Viện lúa Quốc tế (RIRI) chuyển giao.