Cựu Chiến Binh Đặng Chiến Thuật Vươn Lên Từ Ý Chí
Ông Đặng Chiến Thuật sinh năm 1951, quê gốc ở tỉnh Nam Định. Ông nhập ngũ năm 1975, đơn vị Cục Hậu cần Quân khu 7, đến năm 1977 tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Ông xuất ngũ năm 1981 với thương tật một bên chân (thương binh 4/4).
Sau khi xuất ngũ, ông lập gia đình. Lúc đó, kinh tế rất khó khăn, nhà ít đất canh tác, càng khó khăn hơn khi 2 đứa con trai lần lượt chào đời. Với mong muốn thoát cảnh đói nghèo và có tiền lo cho con ăn học, ông quyết định cùng vợ và các con vào Nam lập nghiệp.
Năm 1990, ông đến thị trấn Sông Đốc sinh sống theo chương trình kinh tế mới. Ông được Nông trường Quốc doanh Sông Đốc cấp 2 ha đất, 1,5 ha đất ông trồng dừa, còn lại trồng lúa. Do đất nhiễm phèn nặng nên năng suất không cao, cái đói, cái nghèo cứ đeo bám vợ chồng ông.
Mặc dù một bên chân bị thương đã yếu, nhưng ông không ngại khó. Ngoài canh tác trên 2 ha đất được cấp, ông Thuật còn đi làm thuê, vợ ông ở nhà chăn nuôi heo, mua bán nhỏ kiếm thêm thu nhập. Sau gần 7 năm, nhờ chăm chỉ làm việc, vợ chồng ông trả hết nợ, mua thêm 2 ha đất vuông để nuôi tôm, cua, cá...
Nhờ cần cù lao động lại ham học hỏi kinh nghiệm áp dụng vào sản xuất nên mỗi năm gia đình ông có thu nhập khoảng 150 triệu đồng. Vợ chồng ông đã xây dựng được căn nhà khang trang, các con đều trưởng thành, con trai lớn làm kỹ thuật viên trại tôm giống, con trai kế công tác ở Quân khu 9, con út vừa tốt nghiệp Đại học Hàng hải.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, hiện nay, với vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh khóm 11, cũng là người đã từng trải qua nỗi vất vả mưu sinh nên ông thấu hiểu cái khổ của đói nghèo, từ đó luôn quan tâm đến đời sống của hội viên. Mỗi khi được tham gia các lớp tập huấn hay học hỏi được kinh nghiệm làm ăn, ông đều hướng dẫn lại cho hội viên.
Ông Diệp Minh Thắng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị trấn Sông Đốc, nhận xét: “Gia đình ông Thuật là tấm gương vượt khó nuôi dạy con cái thành tài. Riêng ông Thuật, là một người tích cực trong hoạt động xã hội, ông rất quan tâm đến đời sống của hội viên, giúp đỡ nhiều hộ khó khăn trong khóm có vốn đầu tư sản xuất với số tiền trên 50 triệu đồng”.
Với thành tích trong lao động và hoạt động xã hội, năm 2012-2013, ông Đặng Chiến Thuật được nhận giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp thị trấn, cấp huyện; danh hiệu người công dân kiểu mẫu, nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Đắk Mil thì việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh cây cà phê theo hướng bền vững trên địa bàn huyện đang được xem là một giải pháp lâu dài và hết sức cần thiết. Người dân cũng đã dần tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Tại lớp tập huấn, các hộ chăn nuôi bò đã được cán bộ Viện khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên giới thiệu về đặc tính sinh trưởng của các loại giống bò hiện có tại Việt Nam; Phổ biến các kiến thức về kỹ thuật trồng các loại cỏ và giới thiệu một số loại cỏ cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: cỏ sả, cỏ VA06, cỏ Mulato;
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, tính đến hết tháng 8, các đơn vị chức năng, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tiến hành trồng được 1.195,2 ha rừng các loại, đạt 100,8% kế hoạch đề ra.
Với tổng kinh phí gần 360 triệu đồng, tháng 5/2014, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư thị xã đã đưa vào trồng thử nghiệm 6ha, trong đó: 3ha lúa chịu hạn PT13 và 3ha trồng các loại cây họ đậu cải tạo đất (đậu mèo, đậu triều, đậu nho nhe). 201 hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, phân bón và kỹ thuật chăm sóc. Sau hơn 4 tháng đưa vào trồng thử nghiệm, đến nay diện tích trồng lúa chịu hạn đã cho thu hoạch với năng suất ước đạt 35 – 40 tạ/ha.
Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Trảng Bom vừa tổ chức kiểm tra mô hình sản xuất và ứng dụng phân hữu cơ vi sinh quy mô nông hộ phục vụ canh tác cây hồ tiêu và cà phê theo hướng bền vững tại 2 xã Thanh Bình và Cây Gáo.