Cùng Vun Đắp Sự Phát Triển Vùng Cam
Những năm qua, trong số các ngân hàng thương mại trên địa bàn, Agribank luôn là ngân hàng đầu tầu, đồng hành có hiệu quả với sự phát triển của người nông dân, đúng như tên gọi Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT của mình.
Rất nhiều chương trình, dự án phát triển Nông nghiệp, nông thôn mà ở đó vai trò của Agribank đã được thể hiện. Một trong số đó là Chương trình phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm cam, quýt của tỉnh ta.
Anh Nguyễn Văn Lý, Phó Giám đốc Agribank Hà Giang trong hội nghị về phát triển cây cam, quýt Hà Giang được tỉnh tổ chức mới đây tại huyện Bắc Quang cho biết: Tính đến thời điểm 31.5.2014, số dư nợ cho vay phát triển cây cam, quýt của Agribank Hà Giang là 13.172 triệu đồng với 112 hộ vay.
Tổng diện tích đầu tư cam, quýt có nguồn vốn đồng hành của Agribank Hà Giang trên vùng trồng cam của 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên là 263ha.
Đó là những con số không hề nhỏ trong điều kiện của Agribank Hà Giang, một đơn vị luôn nỗ lực để thực hiện đồng hành với người nông dân và các khách hàng trong tỉnh trên nhiều lĩnh vực. Lãnh đạo Agribank cũng khẳng định, sẽ đáp ứng đủ vốn phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và dự án phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm cam, quýt của tỉnh đến năm 2020.
Có thể nói, từ lâu nay, với sự chỉ đạo của tỉnh và của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Giang đối với sự đồng hành, hỗ trợ nguồn vốn cho Chương trình phát triển cây cam, quýt của tỉnh, Agribank Hà Giang các chi nhánh ở 3 huyện vùng cam là Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên đã tích cực tiến hành khảo sát, đánh giá, chủ động cân đối nguồn vốn đầu tư cho vay.
Dựa trên cơ sở Nghị định 41/NĐ-CP, ngày 12.4.2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; các đơn vị đã chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể ở các địa phương tìm kiếm khách hàng cũng như các mô hình đầu tư hiệu quả nhằm đáp ứng nguồn vốn cho vay. Các thủ tục tiến hành vay vốn cũng đã được các chi nhánh Agribank hướng dẫn chu đáo cho các khách hàng...
Cũng theo Agribank Hà Giang: Cùng với chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng phát triển, Agribank Hà Giang cũng phải tuân thủ các quy định của ngành. Qua đó, khách hàng vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định của Agribank Việt Nam về quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank.
Theo đó, khách hàng vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; có khả năng tài chính để trả nợ trong thời gian cam kết; có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật; thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở đó, Agribank Hà Giang thực hiện cho vay ngắn hạn với thời hạn cho vay tối đa không quá 12 tháng, đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất thực hiện chi phí chăm sóc hàng năm cho vườn cam; cho vay trung hạn với thời hạn vay tối đa không quá 60 tháng để đáp ứng nhu cầu vốn vay cho hộ thực hiện đầu tư mới diện tích trồng cam.
Để việc đầu tư có hiệu quả, góp phần giúp cho vùng cam, quýt của tỉnh mà đặc biệt là sản phẩm đã khẳng định được uy tín trên thị trường là trái cam sành Hà Giang, về phía Agribank cho rằng, các ngành chức năng của tỉnh tích cực tham mưu cho tỉnh đánh giá cụ thể tình hình phát triển cây cam, quýt.
Đồng thời, nêu rõ được nhu cầu sản xuất, qua đó có thể dự báo, đánh giá được nhu cầu sử dụng vốn, hướng đầu tư cam, quýt một cách cụ thể hơn. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần phải đánh giá một cách rõ ràng hơn về hiệu quả của các diện tích cam thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP được thực hiện năm 2013 để có cơ sở đầu tư cho hướng phát triển này.
Quá trình phân tích, đánh giá việc phát triển cam, quýt sẽ giúp cho tỉnh nói chung và Agribank Hà Giang có định hướng đầu tư phù hợp, và tránh những nguy cơ có thể xảy ra khi việc đầu tư dàn trải, tự phát.
Có thể bạn quan tâm
Vụ Hè Thu (HT) năm nay, do hạn hán kéo dài, nhiều địa phương trong tỉnh đã vận động nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, chuyển những diện tích lúa thiếu nước sang sản xuất các loại cây trồng cạn như đậu phụng, bắp lai, rau màu các loại. Nhờ vậy, không những “né tránh” được hạn hán, tiết kiệm được lượng nước tưới đáng kể, nông dân còn có thu nhập khá.
Còn theo ngành chuyên môn: Nuôi tôm trái vụ không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm, để quản lý tốt các yếu tố môi trường nước trong ao đầm nuôi tôm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, sẽ hạn chế được rũi ro do yếu tố thời tiết bất lợi.
Hàng năm, đến mùa xuống giống tôm thường xảy ra hiện tượng cháy giống đầu vụ do cầu vượt cung. Năm nay, hiện tượng đó xảy ra trầm trọng hơn, khi các đơn vị cung ứng giống có uy tín như CP, Việt Úc, Nam miền Trung,… giảm sản lượng cung ứng.
Để giúp bà con ngư dân bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thủy sản, UBND xã phối hợp với ngành Nông nghiệp hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật khai thác, đánh bắt kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm giúp nhiều chủng loại thủy sản trên đầm phá ngày càng phong phú hơn, ông Bảo cho biết them.
Chi cục Thú y vừa tiến hành tiêu hủy 807 con gà 61 ngày tuổi bị cúm gia cầm H5N1 của hộ ông Ngô Đình Phùng, thuộc tổ dân phố 7, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột (Dak Lak).