Hiện Đại Hóa Tàu Cá Đánh Bắt Xa Bờ
Vài năm trở lại đây, cùng với việc đầu tư mạnh trong việc đóng mới tàu cá công suất lớn để vươn khơi đánh bắt xa bờ, ngư dân trong tỉnh còn hiện đại hóa các thiết bị hỗ trợ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành kinh tế biển tiếp tục phát triển mạnh đứng vào tốp đầu cả nước.
Đầu năm 2015, ngư dân Võ Văn Quân xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi) đã bỏ ra số tiền khoảng 8 tỷ đồng đóng mới 2 tàu cá công suất lớn nhằm chuyển đổi ngư trường sang đánh bắt ở vùng biển xa bờ. Ông Quân cho biết, trước kia ông hùn vốn với người anh đóng một đôi tàu rồi. Giờ làm ăn hiệu quả, ông quyết định đầu tư đóng thêm một đôi tàu mới có công suất lớn. “Bây giờ phải ra khơi xa, chứ cá tôm bây giờ trong đất liền không còn bao nhiêu nữa. Muốn làm ăn lớn phải đóng tàu lớn thôi”, ông Quân chia sẻ.
Quảng Ngãi hiện có gần 5.500 tàu cá với tổng công suất đã vượt hơn 1 triệu mã lực. Ngoài đóng tàu lớn, máy lớn, để nâng cao năng lực, tăng hiệu quả trong khai thác hải sản trên các vùng biển xa, ngư dân còn đầu tư trang bị các thiết bị máy móc hiện đại để vươn khơi. Các thiết bị dò cá tiên tiến nhất trị giá hàng trăm triệu đồng được ngư dân bỏ vốn ra đầu tư mua sắm.
Ngư dân Võ Lê Đại ở Bình Châu (Bình Sơn) cho biết, khi đóng tàu lớn thì cũng đồng thời là đầu tư thêm nhiều ngư lưới cụ hiện đại mới đánh bắt hiệu quả được. Còn ông Nguyễn Hùng Vương ở Nghĩa An cho biết, bây giờ có các loại máy dò ngang, định vị, Icom hiện đại nên đánh bắt thuận lợi hơn nhiều. Nhờ có các loại máy dò hiện đại nên không phải mất nhiều thời gian để tìm luồng cá. Hiệu quả đánh bắt cao hơn mà dỡ tốn chi phí, thời gian “đánh mò” như trước.
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, Quảng Ngãi hiện nay đã đứng vào hàng thứ 4 trong 28 tỉnh thành có biển trong cả nước về năng lực khai thác hải sản xa bờ với đội tàu công suất lớn. Hơn nữa, ngư dân Quảng Ngãi còn có mặt ở hầu hết các ngư trường trong cả nước, từ vịnh Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, miền Trung, Tây Nam Bộ, đến vùng biển khơi xa như Hoàng Sa, Trường Sa. Điều đó cho thấy, ngư dân Quảng Ngãi có đủ năng lực trong khai thác hải sản xa bờ.
Hiện nay ngư dân Quảng Ngãi đang từng bước hiện đại hóa tàu cá, trong đó có cả đóng tàu cá vỏ thép để nâng cao năng lực và hiệu quả đánh bắt trên các vùng biển ngoài khơi. Sự chủ động, năng động trong tìm kiếm ngư trường khai thác, chuyển từ đánh bắt gần bờ sang khai thác xa bờ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong năm 2014, sản lượng khai thác hải sản của Quảng Ngãi đã đạt ngưỡng cao nhất từ trước đến nay với gần 150 ngàn tấn.
Theo ông Phan Huy Hoàng – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, đây là tín hiệu đáng mừng, một sự chuyển dịch cơ cấu về tàu thuyền, cơ cấu công suất, cơ cấu ngành nghề, đảm bảo đánh bắt xa bờ và hạn chế đánh bắt ven bờ để bảo vệ nguồn lợi.
Có thể bạn quan tâm
Theo Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, từ giữa tháng 3-2013, giá cá tra nguyên liệu trên địa bàn thành phố ở mức 19.500-21.000 đồng/kg. Đến đầu tháng 4, giá cá nhích lên 500 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất dao động từ 23.000-23.500 đồng/kg. Ở thời điểm giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ thì giá cá tra giống lại giảm 3.000 đồng/kg so với tháng trước. Hiện giá cá tra giống loại 2 cm (khoảng 30 con/kg) ở mức 22.000 đồng/kg.
Với tiềm năng về thuỷ sản với hơn 220.000 ha nuôi tôm, trong đó có trên 5.000 ha tôm nuôi công nghiệp, tuy nhiên, gần đây có gần 400 ha tôm bị bệnh mà nguyên nhân được ngành chức năng xác định là do dịch bệnh, tôm bị nhiễm độc. Yêu cầu thực tế đặt ra là tìm một hướng đi mới nhằm đa dạng hơn nữa nghề nuôi tôm.
Có 7 hộ gia đình tại các xã An Cư, An Nghiệp, An Xuân, An Ninh Tây và thị trấn Chí Thạnh tham gia dự án. Với tổng kinh phí hơn 575 triệu đồng, trong đó nguồn vốn khoa học công nghệ của huyện hỗ trợ hơn 111 triệu đồng, dự án đã được đầu tư nguồn con giống ban đầu 40 con, gồm 33 heo cái và 7 heo đực.
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gio Linh (Quảng Trị), tại Hợp tác xã Phước Thị, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh có 10ha nuôi cá nước ngọt, đang trong thời kỳ phát triển, thời gian qua đã xảy ra hiện tượng cá chết rải rác (chủ yếu là trắm cỏ), với trọng lượng bình quân 1kg/con do bị bệnh viêm ruột và xuất huyết.
Hiện tượng rụng trái non trên cây có múi như cam, quýt, chanh và nhiều loại cây khác là một hiện tượng tự nhiên bình thường. Ở một số loại cây như xoài, nhãn... tỉ lệ trái non bị rụng phổ biến tới trên 90%. Tuy vậy, nếu bị rụng quá nhiều sẽ làm giảm năng suất trồng trọt và cần có các biện pháp hạn chế hiện tượng này.