Công Ty Tôm Đầu Tiên Của Châu Á Đạt Chứng Nhận ASC
Quốc Việt trở thành công ty tôm đầu tiên tại châu Á và thứ 2 trên thế giới được Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) chứng nhận.
Thành lập từ năm 1996, năm 2013, Quốc Việt sản xuất 15.000 tấn tôm. Công ty đặt mục tiêu sản xuất 20.000 tấn trong năm 2014 và năm 2015 đạt 25.000 tấn. Việc mở rộng quy mô sản xuất đi cùng với mở rộng quy mô nhà máy.
Sản phẩm tôm của Quốc Việt được XK sang Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc, Canada, Hàn Quốc và các thị trường khác. Công ty đang hợp tác với WWF Việt Nam để hỗ trợ các trại nuôi tôm quy mô nhỏ nhằm đạt được chứng nhận ASC.
“Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của hệ thống nuôi có trách nhiệm với tác động tối thiểu đến môi trường và xã hội. Với chứng nhận ASC, chúng tôi sẽ có thể chứng minh cho khách hàng của mình thấy trại nuôi của chúng tôi được quản lý một cách có trách nhiệm. Chứng nhận ASC mang lại những cơ hội mới.”- theo ông Ngô Quốc Tuấn, phó chủ tịch Quốc Việt.
Chúc mừng thành công của Quốc Việt, Chris Ninnes, giám đốc điều hành ASC cho biết: ”Việc có được công ty đầu tiên của châu Á đạt chứng nhận ASC là một bước tiến. Việt Nam là nước XK tôm lớn thứ 3 trên thế giới, với khoảng 90% lượng tôm sản xuất để xuất khẩu."
Bộ tiêu chuẩn ASC dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm. Chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với tôm Quốc Việt được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động.
Sản phẩm tôm của vùng nuôi theo tiêu chuẩn ASC ngoài làm tăng giá bán còn giúp sản phẩm tôm Quốc Việt vượt qua các hàng rào kỹ thuật và dễ dàng thâm nhập vào các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản....
Công ty hiện đã bắt đầu bán sản phẩm tôm đạt chứng nhận ASC trong đó có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng như tôm tẩm bột, Nobashi.... sang các thị trường như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Úc.... và tiến tới sẽ mở rộng sang nhiều thị trường khác.
Quốc Việt hiện có 2 nhà máy chế biến tôm. Một nhà máy mới xây và đi vào hoạt động trong năm nay chuyên sản xuất sản phẩm tôm giá trị gia tăng. Một nhà máy vừa được nâng cấp với tổng vốn đầu tư trên 7 triệu USD.
Tổng công suất chế biến tôm của 2 nhà máy lên tới 30.000 tấn tôm thành phẩm/năm với công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và khắt khe nhất của thị trường quốc tế. Trong 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch XK tôm của Quốc Việt đạt 150 triệu USD, ước tính cả năm 2014 kim ngạch đạt 200 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm
Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển kinh tế, từng bước nâng cao mức sống, giải quyết việc làm, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Phú Giáo vừa tổ chức giải ngân vốn Quỹ hỗ trợ nông dân nguồn ngân sách tỉnh ủy thác năm 2014.
Ông Lê Văn Gần (ấp Tân Thành, xã Phú Tân, Cà Mau) đang đấu tranh với 2 ao tôm nuôi TTCT đang ở kích cỡ thu hoạch. Nhưng TTCT ở mức 75.000 - 80.000 đồng/kg trong thời gian qua thì việc nuôi phá huề là thành công với ông. Ông cho biết: “Tính toán cho ao nuôi tiếp theo trên TTCT và tôm sú thì đa số nhất trí thả nuôi tôm sú với số lượng 30.000 con/ao 2.500 m2.
Gần nửa tháng nay, mưa lớn xảy ra trên diện rộng khiến thời tiết dịu lại nên nhu cầu dưa tươi làm nước giải khát giảm mạnh. Cũng trong khoảng thời gian này, giá dừa ở Tiền Giang giảm mạnh từ mức 65.000-70.000 đồng/chục (12 trái) xuống chỉ còn trên dưới 20.000 đồng/chục. Tuy nhiên, giá dừa khô lại có xu hướng tăng nhẹ do sản lượng dừa khô giảm.
Mặc dù phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến nhưng xuất khẩu điều cả nước trong 7 tháng đầu năm 2014 vẫn đạt 158 nghìn tấn với kim ngạch 1,02 tỷ USD; tăng 15,7% về khối lượng và tăng 17,5% về giá trị so cùng kỳ 2013.
Nuôi trồng thuỷ hải sản là một trong những thế mạnh nổi bật của Móng Cái (Quảng Ninh) có đóng góp ngày càng lớn vào GDP thành phố. Đồng thời góp phần cải thiện đời sống ngư dân và nhiều hộ dân đã làm giàu từ nghề này.