Công Ty Tôm Đầu Tiên Của Châu Á Đạt Chứng Nhận ASC

Quốc Việt trở thành công ty tôm đầu tiên tại châu Á và thứ 2 trên thế giới được Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) chứng nhận.
Thành lập từ năm 1996, năm 2013, Quốc Việt sản xuất 15.000 tấn tôm. Công ty đặt mục tiêu sản xuất 20.000 tấn trong năm 2014 và năm 2015 đạt 25.000 tấn. Việc mở rộng quy mô sản xuất đi cùng với mở rộng quy mô nhà máy.
Sản phẩm tôm của Quốc Việt được XK sang Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc, Canada, Hàn Quốc và các thị trường khác. Công ty đang hợp tác với WWF Việt Nam để hỗ trợ các trại nuôi tôm quy mô nhỏ nhằm đạt được chứng nhận ASC.
“Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của hệ thống nuôi có trách nhiệm với tác động tối thiểu đến môi trường và xã hội. Với chứng nhận ASC, chúng tôi sẽ có thể chứng minh cho khách hàng của mình thấy trại nuôi của chúng tôi được quản lý một cách có trách nhiệm. Chứng nhận ASC mang lại những cơ hội mới.”- theo ông Ngô Quốc Tuấn, phó chủ tịch Quốc Việt.
Chúc mừng thành công của Quốc Việt, Chris Ninnes, giám đốc điều hành ASC cho biết: ”Việc có được công ty đầu tiên của châu Á đạt chứng nhận ASC là một bước tiến. Việt Nam là nước XK tôm lớn thứ 3 trên thế giới, với khoảng 90% lượng tôm sản xuất để xuất khẩu."
Bộ tiêu chuẩn ASC dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm. Chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với tôm Quốc Việt được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động.
Sản phẩm tôm của vùng nuôi theo tiêu chuẩn ASC ngoài làm tăng giá bán còn giúp sản phẩm tôm Quốc Việt vượt qua các hàng rào kỹ thuật và dễ dàng thâm nhập vào các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản....
Công ty hiện đã bắt đầu bán sản phẩm tôm đạt chứng nhận ASC trong đó có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng như tôm tẩm bột, Nobashi.... sang các thị trường như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Úc.... và tiến tới sẽ mở rộng sang nhiều thị trường khác.
Quốc Việt hiện có 2 nhà máy chế biến tôm. Một nhà máy mới xây và đi vào hoạt động trong năm nay chuyên sản xuất sản phẩm tôm giá trị gia tăng. Một nhà máy vừa được nâng cấp với tổng vốn đầu tư trên 7 triệu USD.
Tổng công suất chế biến tôm của 2 nhà máy lên tới 30.000 tấn tôm thành phẩm/năm với công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và khắt khe nhất của thị trường quốc tế. Trong 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch XK tôm của Quốc Việt đạt 150 triệu USD, ước tính cả năm 2014 kim ngạch đạt 200 triệu USD.
Related news

Cá ngừ đại dương là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. Những năm qua, nghề câu cá ngừ phát triển đã tạo cho hàng chục ngàn người dân biển 3 tỉnh miền Trung có nguồn thu nhập khá, góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống hàng ngày.

Những năm gần đây, hình ảnh những đàn bồ câu tung bay trắng trời không đơn thuần chỉ là biểu trưng cho nét đẹp yên bình, mà còn minh họa cho mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình ông Kim Ngọc Xê ở ấp Sóc Chà A, xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú (Trà Vinh) có 05 nhân khẩu (vợ chồng ông và 03 người con). Trước kia, với 20 công ruộng canh tác 03 vụ/năm, nhưng cuộc sống chỉ đủ ăn, bởi ở đây là vùng nước lợ, đất gò chiếm đa số, năng suất lúa chỉ đạt khoảng 4,8 tấn/ha, mỗi năm lợi nhuận từ trồng lúa chưa đến 20 triệu đồng.

Trước tình hình dịch bệnh đốm trắng trên cây thanh long xuất hiện và lan rộng trên các vườn trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện phối hợp các ngành có liên quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân trồng thanh long một số biện pháp tạm thời hạn chế dịch bệnh.

Hơn 20 năm trước, chúng tôi lên giúp cho huyện Phong Thổ, Lai Châu. Lúc đó, đường sá còn tồi lắm. Sản xuất của bà con trên vùng cao này còn rất khó khăn. Thế nhưng, những nhà có nguồn thu từ thảo quả đều trở thành những gia đình khá giả.