Công Ty Chè Hùng An Ổn Định Trong Sản Xuất, Kinh Doanh
Trong số các công ty cổ phần chuyển đổi hình thức hoạt động từ Doanh nghiệp Nhà nước sang thì Công ty Cổ phần chè Hùng An nổi lên trên địa bàn huyện Bắc Quang và trong tỉnh với những năng lực vượt lên trong khó khăn của việc cạnh tranh thương hiệu, thị trường, giữ vững ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt các nghĩa vụ, chế độ chính sách với Nhà nước, người lao động (NLĐ).
Từ khi chuyển sang Công ty Cổ phần tháng 7.2005 đến nay đã được 9 năm, phương châm hoạt động của doanh nghiệp là: Tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất của vườn chè hiện có, mở rộng sản xuất chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm chè của nông dân trong vùng; dần thay thế máy móc thiết bị hiện đại và đa dạng hoá sản phẩm mà đặc biệt là ưu tiên cho chất lượng sản phẩm với mục tiêu: “Sản xuất sạch hơn” và nâng cao đời sống cho các cổ đông; những người đã gắn bó cả đời mình với Công ty.
Từ những ngày đầu thành lập, Công ty là một trong những đơn vị chủ đạo của ngành Nông nghiệp tỉnh, đồng thời là nơi chuyển giao KHKT cho bà con nông dân trong vùng, áp dụng các tiến bộ khoa học vào trồng, chăm sóc, chế biến và kinh doanh chè có hiệu quả.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Công ty Cổ phần chè Hùng An cho biết: Công ty đã mạnh dạn thay đổi phương thức quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, nhập khẩu thiết bị máy móc mới để phục sản xuất và chế biến chè; với mục đích đưa Công ty Cổ phần chè Hùng An ngày một phát triển.
Tính đến thời điểm này của năm 2014, doanh thu của Công ty ước đạt khoảng 10 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 400 triệu đồng; đóng bảo hiểm cho CB, CNV và NLĐ đến nay là 651 triệu đồng.
Công ty luôn thực hiện tốt các chế độ chính sách cho NLĐ như: Đóng BHXH, BHYT, BHTN và bảo hiểm tai nạn cho CB, CNV và NLĐ đạt 100%; phối hợp, hướng dẫn khám sức khoẻ định kỳ cho CB, CNV và NLĐ 6 tháng 1 lần. Ngoài ra, công tác an sinh xã hội luôn được Công ty quan tâm.
Hiện nay, giá chè búp tươi được Công ty thu mua với mức giá bình quân 6.800 đồng/kg, mức cao nhất trên địa bàn huyện. Đặc biệt, sau khi cổ phần hóa, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nâng lên rõ rệt, đóng góp đáng kể vào thu ngân sách địa phương. Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục đẩy mạnh và chú trọng đến sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước, từng bước tạo thương hiệu và uy tín trên thị trường.
Với lợi thế địa hình, được tỉnh ưu đãi về chính sách, trong thời gian tới Công ty Cổ phần chè Hùng An tiếp tục ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình nhân giống mới, trồng thâm canh, cải tạo và chế biến chè chất lượng cao, góp phần ổn định thêm đời sống của bà con nông dân, từng bước tạo đột phá, đưa sản phẩm chè Hùng An đến với người tiêu dùng trong nước.
Related news
Tại hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ mùa 2015 vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, bàn giải pháp chống hạn cho sản xuất vừa tổ chức tại Phú Yên, Bộ NN-PTNT đề ra kế hoạch vụ mùa đến toàn vùng chuyển đổi 8.891ha. Trong đó Tây Nguyên 4.466ha, vùng duyên hải Nam Trung Bộ 4.425ha, Phú Yên chuyển đổi 500ha sang trồng bắp, đậu các loại.
Ông Dương Huy Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành (Trà Vinh) cho biết: Vụ lúa hè - thu, xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện; Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh; Công ty Trách nhiệm hữu hạn phân bón Lio Thái xây dựng cánh đồng lúa theo hướng VietGAP tại ấp Thanh Nguyên B với diện tích 100ha, có 46 hộ nông dân tham gia.
Tình trạng sông Ba Lai chưa được khép kín là nguyên nhân làm sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre bị thiếu nước.
Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đang áp dụng thành công mô hình trồng mè xen canh với lúa đông xuân và hè thu. Mô hình này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập từ 20 - 25 triệu đồng/héc-ta, mà còn tăng thêm màu mỡ đất và tạo việc làm cho lao động địa phương...
Năm 2015 là năm đầu tiên mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai) được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu chất lượng, khẳng định vị trí của mận tam hoa trên thị trường.