Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Công Tác Khuyến Nông Đang Manh Mún

Công Tác Khuyến Nông Đang Manh Mún
Ngày đăng: 21/02/2012

Chế độ cho cán bộ khuyến nông vẫn thấp, tổ chức triển khai cơ chế chính sách và phương thức quản lý khuyến nông ở địa phương còn nhiều khó khăn, lúng túng... là thực tế mà ngành này đang phải đối mặt.
1 khuyến nông viên “gánh” 280 hộ

Theo TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tính đến cuối năm 2011, tổng số cán bộ, khuyến nông viên ở các địa phương cả nước là 34.747 người, tăng 3% so với năm 2010. Bình quân cứ 280 hộ sản xuất nông lâm, ngư nghiệp có 1 cán bộ khuyến nông (KN).
Theo Nghị định 02, mỗi cấp xã thuộc địa bàn khó khăn có ít nhất 2 khuyến nông viên cơ sở (KNVCS), các xã còn lại có ít nhất 1 KNVCS. Tổng số KNVCS cấp xã tính đến ngày 31.12.2011 là 11.232 người, tăng 21% so với năm 2010.

Tuy vậy, ông Thông cho biết, hiện vẫn còn 11 tỉnh chưa có mạng lưới KNVCS cấp xã như: Sơn La, Thái Nguyên, Hải Phòng, Phú Yên, Bình Thuận, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh và một số tỉnh chưa đủ số lượng theo quy định. "Ngân sách các địa phương còn khó khăn chưa bố trí được kinh phí để trả lương, phụ cấp cho KNVCS"- ông Thông lý giải.
Báo cáo của các địa phương cho thấy, chỉ có 8/63 tỉnh, thành thực hiện trả lương cho cán bộ KN cấp xã theo ngạch bậc đào tạo; còn lại các tỉnh trả theo phụ cấp ở các mức từ 100.000 - 1.000.000 đồng/người/tháng.

Tổng kinh phí KN năm 2012 của Bộ NNPTNT là 248,6 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2011. Trung tâm KN Quốc gia đã phối hợp với 10 viện ở các vùng triển khai xây dựng mô hình KN ở 11 xã điểm xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí 5,5 tỷ đồng.
Nhiều nơi, do phụ cấp thấp nên KNVCS phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ hoặc phải tham gia làm dịch vụ và trực tiếp sản xuất để đảm bảo đời sống. "Mặc dù là đội ngũ tiên phong trong việc hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, tiến bộ khoa học đến với nông dân, nhưng thực tế các KNVCS chưa được đánh giá xứng đáng" - ông Ma Quang Trung - Giám đốc Sở NNPTNT Lào Cai chia sẻ.

Lúng túng trong thực thi
Cơ chế, chính sách KN mặc dù được đánh giá có chuyển biến rõ rệt trên phạm vi rộng đối với một số lĩnh vực sản xuất quan trọng, nhưng việc tổ chức triển khai thực hiện vẫn còn cho thấy nhiều bất cập, lúng túng.

Theo đánh giá chung, các tổ chức KN địa phương chưa mạnh dạn, tự tin xây dựng các dự án KN gửi về T.Ư để đăng ký xét chọn đơn vị chủ trì. Hơn nữa, quy mô và phương thức hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn còn mang tính bình quân, dàn trải nên manh mún.
Đặc biệt, TS Thông cho rằng, phương pháp tiếp cận KN chậm đổi mới, còn mang nặng tính áp đặt, thiếu đồng bộ giữa các khâu trong quá trình sản xuất; phương thức tổ chức KN theo nhóm, KN cộng đồng, KN theo chuỗi giá trị sản phẩm còn hạn chế. “Cần sửa đổi Nghị định 02 theo hướng phân biệt rõ quy mô và cơ chế hỗ trợ KN cho 2 phương thức sản xuất: KN cho người sản xuất nhỏ và KN cho người sản xuất theo hướng hàng hóa" - TS Thông kiến nghị.

Thẳng thắn nhìn nhận một số cơ chế chính sách KN còn làm cho ngành này bối rối và lúng túng trong quá trình thực thi, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng, diện tích đất và lao động trong nông nghiệp ngày càng giảm, vì thế cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới, tạo bước đột phá trong sản xuất nhằm cải thiện đời sống người dân. "Tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó nhất thiết phải tái cơ cấu hệ thống KN"- ông Phát khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Mường Ảng Mất Trắng Gần 6ha Lúa Do Thiên Tai Mường Ảng Mất Trắng Gần 6ha Lúa Do Thiên Tai

Hơn 1 tháng trở lại đây, trên địa bàn huyện Mường Ảng xuất hiện nhiều trận mưa lớn, gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân. Trong đó, mưa lũ đã làm 125m kênh thủy lợi tại các xã: Ẳng Cang, Ẳng Tở, Mường Lạn, Ngối Cáy bị hư hỏng; 1km kênh mương bị vùi lấp; hơn 650m3 đất, đá sạt xuống các tuyến giao thông trên địa bàn.

18/07/2014
Trái Cây Nghịch Vụ Hướng Đi Mới Trái Cây Nghịch Vụ Hướng Đi Mới

Ông Đỗ Thái Hùng, Bí thư chi bộ ấp Bình Thuận, xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: "Trái sầu riêng rải vụ năm 2014 đang đạt giá kỷ lục, gần 100.000 đ/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, nhà vườn thu lãi khoảng 80% so với giá bán. Hiệu quả của việc SX trái cây rải vụ đã rõ.

05/12/2014
Hơn 70% Hộ Dân Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Trà Vinh Có Lãi Hơn 70% Hộ Dân Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Trà Vinh Có Lãi

Cụ thể, tôm chân trắng loại 60 con/kg đang được thương lái thu mua với giá 116.000 đ/kg; loại 70 con/kg có giá 112.000 đ/kg; loại 90 con/kg có giá 100.000 - 104.000 đ/kg; tôm sú loại 20 con/kg đang ở mức giá 260.000 - 270.000 đ/kg, tôm sú loại 30 con/kg giá 225.000 - 230.000 đ/kg, tăng bình quân khoảng 20.000 đ/kg so với cuối tháng 5/2014.

18/07/2014
Ruộng Ngập Úng, Lỗi Do… Thiết Kế Ruộng Ngập Úng, Lỗi Do… Thiết Kế

Hơn 2 năm nay, gần 20ha đất sản xuất của người dân thôn Tây Sơn Đông (xã Duy Hải, Duy Xuyên) phải bỏ hoang, hoặc bất đắc dĩ chỉ sản xuất 1 vụ do bị ngập úng. Đây là hệ lụy của việc thiết kế cao trình chưa tính toán phù hợp khâu giải thủy, đầu tư thiếu đồng bộ hạ tầng.

18/07/2014
Thiếu Cây Giống Sâm Ngọc Linh Do Sâm Non Chết Hàng Loạt Thiếu Cây Giống Sâm Ngọc Linh Do Sâm Non Chết Hàng Loạt

Ông Hồ Văn Du - Trưởng trạm Dược liệu Trà Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My) cho biết, vừa qua hàng nghìn cây sâm giống của trạm bị héo lá, vàng úa, chết khô không rõ nguyên nhân. Đây đa số là sâm giống được gieo từ hạt trong năm 2013.

18/07/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.