Người Dân Xuất Bán Tôm Sớm Ở Vạn Ninh (Khánh Hòa)
Gần đây, nhiều hộ nuôi tôm chân trắng tại xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh - Khánh Hòa) đã xuất bán tôm sớm hơn dự định. Tôm chỉ mới được thả nuôi hơn 2 tháng, kích cỡ hơn 140 con/kg đã được xuất bán với giá 83.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do người dân lo ngại thời tiết nắng nóng kéo dài, trong khi nguồn nước dẫn vào đìa nuôi tôm thiếu và bị ô nhiễm, tôm rất dễ bị dịch bệnh.
Những năm trước, tôm chân trắng thường được nuôi hơn 3 tháng, kích cỡ đạt khoảng 110 - 120 con/kg mới xuất bán. Việc xuất bán tôm sớm đã khiến cho lợi nhuận của người dân đạt thấp, mỗi ao nuôi 1 sào, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được chỉ khoảng 10 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nuôi tôm quảng canh truyền thống trong thời gian qua gặp nhiều rủi ro do thời tiết, dịch bệnh. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất của Huyện ủy Năm Căn, năm 2012, UBND xã Hàng Vịnh (Cà Mau) phát động nhân dân thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.
Ngày 01-3, tại xã Nhơn Hải (Ninh Hải), Ban quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trung tâm tư vấn và phát triển công nghệ (Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố) tổ chức Hội thảo đầu bờ Mô hình sản xuất tỏi theo hướng an toàn.
Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Long An đã biết hạn chế sử dụng thuốc hóa học, chuyển sang hướng sinh học có lợi hơn cho môi trường. Họ đã không ngại khó, chủ động nuôi nấm xanh để phòng trừ rầy nâu trên lúa, góp phần giảm chi phí, nâng cao giá trị sản phẩm trong sản xuất.
Những năm qua, phong trào nuôi trồng thủy sản ở Kiến Xương (Thái Bình) ngày càng phát triển với nhiều đối tượng vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến ba ba. Nhờ mạnh dạn đưa ba ba vào nuôi, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Ngày 5-10, UBND TP Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã tổ chức lực lượng cưỡng chế, tháo dỡ hàng loạt bè nuôi tôm trái phép tại khu vực gần bãi tắm Bình Sơn - Ninh Chữ.