Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Công Tác Khuyến Nông Đang Manh Mún

Công Tác Khuyến Nông Đang Manh Mún
Publish date: Tuesday. February 21st, 2012

Chế độ cho cán bộ khuyến nông vẫn thấp, tổ chức triển khai cơ chế chính sách và phương thức quản lý khuyến nông ở địa phương còn nhiều khó khăn, lúng túng... là thực tế mà ngành này đang phải đối mặt.
1 khuyến nông viên “gánh” 280 hộ

Theo TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tính đến cuối năm 2011, tổng số cán bộ, khuyến nông viên ở các địa phương cả nước là 34.747 người, tăng 3% so với năm 2010. Bình quân cứ 280 hộ sản xuất nông lâm, ngư nghiệp có 1 cán bộ khuyến nông (KN).
Theo Nghị định 02, mỗi cấp xã thuộc địa bàn khó khăn có ít nhất 2 khuyến nông viên cơ sở (KNVCS), các xã còn lại có ít nhất 1 KNVCS. Tổng số KNVCS cấp xã tính đến ngày 31.12.2011 là 11.232 người, tăng 21% so với năm 2010.

Tuy vậy, ông Thông cho biết, hiện vẫn còn 11 tỉnh chưa có mạng lưới KNVCS cấp xã như: Sơn La, Thái Nguyên, Hải Phòng, Phú Yên, Bình Thuận, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh và một số tỉnh chưa đủ số lượng theo quy định. "Ngân sách các địa phương còn khó khăn chưa bố trí được kinh phí để trả lương, phụ cấp cho KNVCS"- ông Thông lý giải.
Báo cáo của các địa phương cho thấy, chỉ có 8/63 tỉnh, thành thực hiện trả lương cho cán bộ KN cấp xã theo ngạch bậc đào tạo; còn lại các tỉnh trả theo phụ cấp ở các mức từ 100.000 - 1.000.000 đồng/người/tháng.

Tổng kinh phí KN năm 2012 của Bộ NNPTNT là 248,6 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2011. Trung tâm KN Quốc gia đã phối hợp với 10 viện ở các vùng triển khai xây dựng mô hình KN ở 11 xã điểm xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí 5,5 tỷ đồng.
Nhiều nơi, do phụ cấp thấp nên KNVCS phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ hoặc phải tham gia làm dịch vụ và trực tiếp sản xuất để đảm bảo đời sống. "Mặc dù là đội ngũ tiên phong trong việc hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, tiến bộ khoa học đến với nông dân, nhưng thực tế các KNVCS chưa được đánh giá xứng đáng" - ông Ma Quang Trung - Giám đốc Sở NNPTNT Lào Cai chia sẻ.

Lúng túng trong thực thi
Cơ chế, chính sách KN mặc dù được đánh giá có chuyển biến rõ rệt trên phạm vi rộng đối với một số lĩnh vực sản xuất quan trọng, nhưng việc tổ chức triển khai thực hiện vẫn còn cho thấy nhiều bất cập, lúng túng.

Theo đánh giá chung, các tổ chức KN địa phương chưa mạnh dạn, tự tin xây dựng các dự án KN gửi về T.Ư để đăng ký xét chọn đơn vị chủ trì. Hơn nữa, quy mô và phương thức hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn còn mang tính bình quân, dàn trải nên manh mún.
Đặc biệt, TS Thông cho rằng, phương pháp tiếp cận KN chậm đổi mới, còn mang nặng tính áp đặt, thiếu đồng bộ giữa các khâu trong quá trình sản xuất; phương thức tổ chức KN theo nhóm, KN cộng đồng, KN theo chuỗi giá trị sản phẩm còn hạn chế. “Cần sửa đổi Nghị định 02 theo hướng phân biệt rõ quy mô và cơ chế hỗ trợ KN cho 2 phương thức sản xuất: KN cho người sản xuất nhỏ và KN cho người sản xuất theo hướng hàng hóa" - TS Thông kiến nghị.

Thẳng thắn nhìn nhận một số cơ chế chính sách KN còn làm cho ngành này bối rối và lúng túng trong quá trình thực thi, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng, diện tích đất và lao động trong nông nghiệp ngày càng giảm, vì thế cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới, tạo bước đột phá trong sản xuất nhằm cải thiện đời sống người dân. "Tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó nhất thiết phải tái cơ cấu hệ thống KN"- ông Phát khẳng định.

Related news

Quỳnh Lưu (Nghệ An) khẳng định mũi nhọn kinh tế thủy sản Quỳnh Lưu (Nghệ An) khẳng định mũi nhọn kinh tế thủy sản

Với bờ biển dài, có 2 cửa lạch, lực lượng, phương tiện đánh bắt hùng hậu, hệ thống hồ, đầm nuôi tôm tập trung... Thủy sản Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn. Tiềm năng lợi thế đó trở thành sức hấp dẫn mới thu hút các nhà đầu tư, tạo ra những tiền đề, điều kiện để ngành kinh tế thủy sản địa phương phát triển trong giai đoạn mới.

Thursday. May 14th, 2015
Vải đầu mùa hét 90.000 đồng/kg Vải đầu mùa hét 90.000 đồng/kg

Tại nhiều chợ trên địa bàn Thủ đô, vải đầu mùa (hay còn gọi là vải tu hú) đã bắt đầu được bày bán dù còn thưa thớt. Tuy nhiên, giá vải thì cũng đủ mức, trong đó cao nhất là có người bán hàng "hét" giá tới 90.000 đồng/kg.

Friday. May 15th, 2015
Trồng chanh cho hiệu quả kinh tế cao Trồng chanh cho hiệu quả kinh tế cao

“Ngày thấp nhất, gia đình tôi thu không dưới 1 triệu đồng từ hơn 600 gốc chanh”-ông Nguyễn Văn Lăng, ở thôn Ia Só, xã Hbông, huyện Chư Sê chia sẻ như vậy về mô hình kinh tế có một không hai trên địa bàn tỉnh tính đến nay.

Friday. May 15th, 2015
Tăng giá trị sản phẩm cá tra cần thiết phải chế biến sâu Tăng giá trị sản phẩm cá tra cần thiết phải chế biến sâu

Đây là nội dung chính được đưa ra tại hội thảo “Thực phẩm công nghiệp và sự cần thiết của công nghệ chế biến cho ngành thủy sản Việt Nam” do VCCI Chi nhánh Cần Thơ phối hợp với Công ty Công ty Nienstedt (Cộng hòa LB Đức) tổ chức.

Friday. May 15th, 2015
Hỗ trợ 2 tỉnh phòng, chống dịch bệnh thủy sản Hỗ trợ 2 tỉnh phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 70 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia cho 2 tỉnh: Bến Tre, Thừa Thiên Huế để phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Friday. May 15th, 2015