Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Các Biện Pháp Dập Dịch Heo Tai Xanh

Tăng Cường Các Biện Pháp Dập Dịch Heo Tai Xanh
Ngày đăng: 09/09/2012

Từ đầu tháng 8-2012 đến nay, dịch bệnh heo tai xanh đã xuất hiện rải rác tại một số quận, huyện trên địa bàn TP Cần Thơ. Các ngành chức năng thành phố đã và đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, dập tắt và không để dịch heo tai xanh lây lan ra diện rộng...
 
Theo Chi cục Thú y TP Cần Thơ, từ ngày 1-8 đến 3-9-2012, dịch bệnh heo tai xanh đã xảy ra tại 7 phường, xã, thị trấn thuộc 3 quận, huyện của thành phố. Dịch bệnh xảy ra tại phường Long Tuyền (quận Bình Thủy); các phường Ba Láng, Tân Phú, Phú Thứ (quận Cái Răng); các xã Thạnh Lộc, Vĩnh Trinh và thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh). Dịch bệnh đã xảy ra ở 10 hộ chăn nuôi heo, với tổng đàn 365 con, số heo bệnh 305 con, chết 108 con, xử lý chôn hủy 182 con, đã điều trị bệnh phục hồi 73 con... Đến nay, UBND TP Cần Thơ cũng đã ban hành Quyết định công bố dịch heo tai xanh tại xã Thạnh Lộc (huyện Vĩnh Thạnh).
 
Cán bộ thú y quận Cái Răng đang theo dõi tình hình dịch bệnh heo tai xanh ở một hộ chăn nuôi heo tại địa phương.
 
Trên địa bàn quận Cái Răng đã xuất hiện 3 ổ dịch bệnh heo tai xanh tại 3 hộ chăn nuôi thuộc 3 phường Ba Láng, Tân Phú, Phú Thứ. Anh La Minh Luân, cán bộ Trạm Thú y quận Cái Răng, cho biết: Sau khi phát hiện các ổ dịch heo tai xanh xảy ra tại địa phương, lực lượng thú y quận đã tập trung xử lý, không để dịch lây lan như: triển khai phun thuốc tiêu độc khử trùng tại ổ dịch, tiêm phòng đàn gia súc nuôi xung quanh ổ dịch, hướng dẫn người chăn nuôi điều trị đàn heo bệnh theo phát đồ của ngành thú y. Đến nay, dịch bệnh trên địa bàn cơ bản đã được khống chế, từ đó làm giảm thiệt hại cho người chăn nuôi do dịch bệnh heo tai xanh gây ra...
 
Theo ông Trần Bia, ở phường Ba Láng, quận Cái Răng, ông phát hiện đàn heo nuôi có triệu chứng bệnh vào ngày 1-8 vừa qua. Sau 2 ngày tự điều trị bệnh cho đàn heo không thấy bệnh giảm, ông đã báo cho cán bộ trạm thú y quận đến hỗ trợ phòng chống dịch. Cũng nhờ cán bộ thú y hướng dẫn cách điều trị mà đến nay 23 con của ông, trong đó có khoảng phân nửa bị bệnh đang dần hồi phục, chỉ có 2 con chết phải chôn hủy...
 
Để chủ động phòng chống dịch bệnh, UBND TP Cần Thơ mới đây đã ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh heo tai xanh trên địa bàn thành phố từ nay đến cuối năm 2012. Theo đó, thành phố triển khai các giải pháp theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, trong đó có bệnh heo tai xanh. Khống chế, không để dịch heo tai xanh lây lan diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh này gây ra cho cơ sở chăn nuôi... Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về tình hình dịch và sự nguy hiểm của bệnh tai xanh, các dấu hiệu nhận biết bệnh và các biện pháp phòng chống. Công khai, phổ biến chính sách hỗ trợ của Nhà nước để người dân chủ động khai báo, phát hiện dịch và hợp tác trong phòng chống dịch. Đảm bảo sản xuất chăn nuôi phát triển và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng...

UBND thành phố yêu cầu Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND quận, huyện tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh heo tai xanh trên địa bàn thành phố; chỉ đạo ngành thú y phối hợp các ban ngành và UBND quận, huyện huy động lực lượng triển khai các biện pháp phòng chống dịch; chủ trì thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, giám sát vận chuyển gia súc của người dân... UBND quận, huyện củng cố, tăng cường hoạt động Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm quận - huyện, xã - phường - thị trấn; chỉ đạo UBND xã - phường - thị trấn và các đơn vị trực thuộc triển khai công tác phòng chống dịch bệnh heo tai xanh tại địa phương một cách quyết liệt và hiệu quả...
 
Ông Lưu Phước Hậu - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP Cần Thơ, cho biết: “Ngay sau khi phát hiện các ổ dịch bệnh, Chi cục Thú y thành phố đã chỉ đạo trạm thú y các quận, huyện kết hợp với chính quyền cơ sở khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Đến nay, dịch bệnh heo tai xanh trên địa bàn thành phố đã tạm lắng dịu, không còn phát sinh thêm ổ dịch mới...”.
 
Ngành thú y thành phố đã và đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh heo tai xanh hiệu quả. Trong đó, các biện pháp trọng tâm được ngành triển khai thực hiện như: kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh heo tai xanh tại các hộ chăn nuôi; xử lý các ổ dịch bệnh không để dịch heo tai xanh lây lan trên diện rộng; vận động người chăn nuôi phát hiện sớm gia súc có triệu chứng bệnh và báo ngay cho mạng lưới thú y cơ sở xử lý; giám sát chặt chẽ việc vận chuyển, mua bán, giết mổ gia súc theo quy định của ngành thú y. Ngoài ra, ngành thú y còn tăng cường tuyên truyền vận động cho người dân và các hộ chăn nuôi nâng cao nhận thức về dịch bệnh heo tai xanh, tham gia phòng chống dịch...
 
Theo Chi cục Thú y TP Cần Thơ, đến ngày 3-9, đàn heo ở phường Long Tuyền (quận Bình Thủy) và các phường Ba Láng, Tân Phú (quận Cái Răng) đã khỏi bệnh. Hộ chăn nuôi có heo bệnh tại phường Phú Thứ (quận Cái Răng), 1 hộ ở xã Thạnh Lộc và hộ ở xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh) không có heo bệnh chết và đàn heo đang phục hồi. Chỉ còn 3 hộ ở xã Thạnh Lộc và 1 hộ ở thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh) chưa ổn định, đàn heo vẫn phải điều trị và còn có heo bệnh chết. Số heo bệnh đang được theo dõi và điều trị hiện cũng chỉ còn 50 con... Hy vọng rằng, trong thời gian ngắn tới, dịch bệnh heo tai xanh sẽ được khống chế hoàn toàn, không còn gây ra thiệt hại cho người chăn nuôi...
 Từ đầu tháng 8-2012 đến nay, dịch bệnh heo tai xanh đã xuất hiện rải rác tại một số quận, huyện trên địa bàn TP Cần Thơ. Các ngành chức năng thành phố đã và đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, dập tắt và không để dịch heo tai xanh lây lan ra diện rộng...
 
Theo Chi cục Thú y TP Cần Thơ, từ ngày 1-8 đến 3-9-2012, dịch bệnh heo tai xanh đã xảy ra tại 7 phường, xã, thị trấn thuộc 3 quận, huyện của thành phố. Dịch bệnh xảy ra tại phường Long Tuyền (quận Bình Thủy); các phường Ba Láng, Tân Phú, Phú Thứ (quận Cái Răng); các xã Thạnh Lộc, Vĩnh Trinh và thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh). Dịch bệnh đã xảy ra ở 10 hộ chăn nuôi heo, với tổng đàn 365 con, số heo bệnh 305 con, chết 108 con, xử lý chôn hủy 182 con, đã điều trị bệnh phục hồi 73 con... Đến nay, UBND TP Cần Thơ cũng đã ban hành Quyết định công bố dịch heo tai xanh tại xã Thạnh Lộc (huyện Vĩnh Thạnh).
 
Cán bộ thú y quận Cái Răng đang theo dõi tình hình dịch bệnh heo tai xanh ở một hộ chăn nuôi heo tại địa phương.
 
Trên địa bàn quận Cái Răng đã xuất hiện 3 ổ dịch bệnh heo tai xanh tại 3 hộ chăn nuôi thuộc 3 phường Ba Láng, Tân Phú, Phú Thứ. Anh La Minh Luân, cán bộ Trạm Thú y quận Cái Răng, cho biết: Sau khi phát hiện các ổ dịch heo tai xanh xảy ra tại địa phương, lực lượng thú y quận đã tập trung xử lý, không để dịch lây lan như: triển khai phun thuốc tiêu độc khử trùng tại ổ dịch, tiêm phòng đàn gia súc nuôi xung quanh ổ dịch, hướng dẫn người chăn nuôi điều trị đàn heo bệnh theo phát đồ của ngành thú y. Đến nay, dịch bệnh trên địa bàn cơ bản đã được khống chế, từ đó làm giảm thiệt hại cho người chăn nuôi do dịch bệnh heo tai xanh gây ra...
 
Theo ông Trần Bia, ở phường Ba Láng, quận Cái Răng, ông phát hiện đàn heo nuôi có triệu chứng bệnh vào ngày 1-8 vừa qua. Sau 2 ngày tự điều trị bệnh cho đàn heo không thấy bệnh giảm, ông đã báo cho cán bộ trạm thú y quận đến hỗ trợ phòng chống dịch. Cũng nhờ cán bộ thú y hướng dẫn cách điều trị mà đến nay 23 con của ông, trong đó có khoảng phân nửa bị bệnh đang dần hồi phục, chỉ có 2 con chết phải chôn hủy...
 
Để chủ động phòng chống dịch bệnh, UBND TP Cần Thơ mới đây đã ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh heo tai xanh trên địa bàn thành phố từ nay đến cuối năm 2012. Theo đó, thành phố triển khai các giải pháp theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, trong đó có bệnh heo tai xanh. Khống chế, không để dịch heo tai xanh lây lan diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh này gây ra cho cơ sở chăn nuôi... Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về tình hình dịch và sự nguy hiểm của bệnh tai xanh, các dấu hiệu nhận biết bệnh và các biện pháp phòng chống. Công khai, phổ biến chính sách hỗ trợ của Nhà nước để người dân chủ động khai báo, phát hiện dịch và hợp tác trong phòng chống dịch. Đảm bảo sản xuất chăn nuôi phát triển và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng...

UBND thành phố yêu cầu Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND quận, huyện tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh heo tai xanh trên địa bàn thành phố; chỉ đạo ngành thú y phối hợp các ban ngành và UBND quận, huyện huy động lực lượng triển khai các biện pháp phòng chống dịch; chủ trì thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, giám sát vận chuyển gia súc của người dân... UBND quận, huyện củng cố, tăng cường hoạt động Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm quận - huyện, xã - phường - thị trấn; chỉ đạo UBND xã - phường - thị trấn và các đơn vị trực thuộc triển khai công tác phòng chống dịch bệnh heo tai xanh tại địa phương một cách quyết liệt và hiệu quả...
 
Ông Lưu Phước Hậu - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP Cần Thơ, cho biết: “Ngay sau khi phát hiện các ổ dịch bệnh, Chi cục Thú y thành phố đã chỉ đạo trạm thú y các quận, huyện kết hợp với chính quyền cơ sở khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Đến nay, dịch bệnh heo tai xanh trên địa bàn thành phố đã tạm lắng dịu, không còn phát sinh thêm ổ dịch mới...”.
 
Ngành thú y thành phố đã và đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh heo tai xanh hiệu quả. Trong đó, các biện pháp trọng tâm được ngành triển khai thực hiện như: kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh heo tai xanh tại các hộ chăn nuôi; xử lý các ổ dịch bệnh không để dịch heo tai xanh lây lan trên diện rộng; vận động người chăn nuôi phát hiện sớm gia súc có triệu chứng bệnh và báo ngay cho mạng lưới thú y cơ sở xử lý; giám sát chặt chẽ việc vận chuyển, mua bán, giết mổ gia súc theo quy định của ngành thú y. Ngoài ra, ngành thú y còn tăng cường tuyên truyền vận động cho người dân và các hộ chăn nuôi nâng cao nhận thức về dịch bệnh heo tai xanh, tham gia phòng chống dịch...
 
Theo Chi cục Thú y TP Cần Thơ, đến ngày 3-9, đàn heo ở phường Long Tuyền (quận Bình Thủy) và các phường Ba Láng, Tân Phú (quận Cái Răng) đã khỏi bệnh. Hộ chăn nuôi có heo bệnh tại phường Phú Thứ (quận Cái Răng), 1 hộ ở xã Thạnh Lộc và hộ ở xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh) không có heo bệnh chết và đàn heo đang phục hồi. Chỉ còn 3 hộ ở xã Thạnh Lộc và 1 hộ ở thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh) chưa ổn định, đàn heo vẫn phải điều trị và còn có heo bệnh chết. Số heo bệnh đang được theo dõi và điều trị hiện cũng chỉ còn 50 con... Hy vọng rằng, trong thời gian ngắn tới, dịch bệnh heo tai xanh sẽ được khống chế hoàn toàn, không còn gây ra thiệt hại cho người chăn nuôi...


Có thể bạn quan tâm

Đề Nghị Lập Trung Tâm Phân Tích Chất Lượng Gạo Chuẩn Quốc Tế Đề Nghị Lập Trung Tâm Phân Tích Chất Lượng Gạo Chuẩn Quốc Tế

Đó là đề xuất của ông Lê Minh Trượng, giám đốc Công ty lương thực Sông Hậu, tại cuộc họp với lãnh đạo TP Cần Thơ về giải quyết hàng tồn kho ngày 19/6.

21/06/2014
Nông Dân Huyện U Minh Phát Triển Mô Hình Nuôi Rắn Ri Tượng Nông Dân Huyện U Minh Phát Triển Mô Hình Nuôi Rắn Ri Tượng

Hiền tính, dễ nuôi, phù hợp với điều kiện ở địa phương nên rắn ri tượng là loài động vật đang được người dân trong huyện U Minh lựa chọn để tạo thêm nguồn thu nhập, có không ít hộ giàu lên từ loài vật nuôi này. Hiện nay một số địa phương cũng hình thành tổ nuôi rắn, với quy mô hàng chục hộ liên kết nhau, số lượng rắn lên đến vài trăm con. Việc thành lập tổ nuôi rắn còn giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm và dễ tìm đầu ra với số lượng lớn, giúp người nuôi an tâm.

26/11/2014
Những Vấn Đề Những Vấn Đề "Nóng" Của Ngành Tôm

Tôm thẻ chân trắng rớt giá, dịch bệnh xuất hiện trên diện rộng, tôm xuất khẩu nhiễm dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline… Những vấn đề này hiện thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, người nuôi tôm trên cả nước.

21/06/2014
Nuôi Bồ Câu Pháp, Thu Nhập 50 Triệu Đồng/tháng Nuôi Bồ Câu Pháp, Thu Nhập 50 Triệu Đồng/tháng

Từ khi còn làm lái xe tắc-xi, rong ruổi khắp nơi, anh Nguyễn Ngọc Thức đã khát khao tìm được việc gì đó để có thể làm giàu trên quê hương mình. Sau một thời gian tìm hiểu, năm 2008, anh quyết tâm kinh doanh mô hình nuôi bồ câu Pháp. Ban đầu, với chút vốn liếng giành giụm được và sự hỗ trợ của gia đình, anh Thức mua 400 cặp bồ câu giống với giá 300.000 đồng/cặp về nuôi thử. Một thời gian sau, thấy có triển vọng, anh quyết định mở rộng kinh doanh, mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn để phát triển con giống.

26/11/2014
Vải Lục Ngạn Tìm Đường Sang Nhật Vải Lục Ngạn Tìm Đường Sang Nhật

Vải Lục Ngạn (Bắc Giang) là đặc sản có tiếng, tuy nhiên ngoài việc tiêu thụ trong nước, loại quả này lâu chỉ có Trung Quốc là thị trường chính. Năm nay thời tiết thuận lợi nên năng suất tốt, nhưng đi kèm với đó là nỗi lo được mùa mất giá.

21/06/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.