Công Nghiệp Bò Sữa Cần Công Nghệ Cao

Các nhà quản lý và chuyên gia nông nghiệp cho rằng, ứng dụng công nghệ cao mới giúp phát triển ngành công nghiệp bò sữa ở Việt Nam.
Đây là nhận định chung tại hội thảo quốc tế “Ứng dụng công nghệ cao và phát triển bền vững sữa tươi sạch tại Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Hiệp hội Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, và Đại sứ quán Israel phối hợp tổ chức.
Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nói: "Ứng dụng công nghệ cao chính là một trong những yếu tố tiên quyết để phát triển ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam".
Ông cho rằng, việc ứng dụng công nghệ cao giúp giải quyết được nhiều hạn chế về khí hậu, môi trường vốn là điểm yếu để phát triển bò sữa ở Việt Nam. Tuy nhiên, vì việc áp dụng công nghệ cao cần rất nhiều vốn, nên vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ ngành là quan trọng.
Ông Yuval, Chủ tịch tập đoàn Afimilk, một công ty hàng đầu của Israel nói: "con đường nhanh chóng phát triển bền vũng ngành sữa và chăn nuôi bò sữa Việt Nam chính là ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi và sản xuất sữa tươi chất lượng cao.
Ông cho biết, để đạt được năng suất sữa 12-13 tấn trên một con bò trong một năm như hiện nay thì cần phải có các điều kiện như dịch vụ thú y hoàn hảo; chế độ thức ăn phù hợp; công nghệ quản lý và kiểm soát trang trại và đàn gia sức; thiết kế phù hợp để thích ứng với khí hậu nóng ẩm. Bò sữa cần phải có điều kiện sống và chăn nuôi tốt để có sản lượng và chất lượng sữa cao.
Bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn sữa TH True Milk, thì cho rằng: "Công nghệ cao chính là chìa khóa vàng cho thành công của ngành chăn nuôi bò sữa, sản xuất sữa".
Bà cho biết, dự án TH True Milk với tổng số vốn đầu tư 1,2 tỉ đô la Mỹ là dự án có quy mô lớn, quy trình khép kín, được trang bị máy móc và công nghệ hiện đại nhất châu Á. Dự án sản xuất sữa tươi sạch TH true MILK đi vào hoạt động đã góp phần thay đổi cục diện ngành sữa nước Việt Nam giảm lượng sữa hoàn nguyên từ 92% xuống còn khoảng 70%. Với quy trình khép kín ‘từ đồng cỏ tới bàn ăn’, dự án sữa tươi sạch này đã góp phần đặt những viên gạch đầu tiên tạo nền móng cho ngành công nghiệp sữa tươi sạch tại Việt Nam.
Tuy nhiên, còn đường phát triển của ngành bò sữa còn rất gian nan.
Báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổng đàn bò của Việt Nam đạt 167.000 con, và trên 120.000 con đang nuôi chủ yếu tại nông hộ gia đình.
Chất lượng sữa nguyên liệu chưa đảm bảo do năng suất sữa thấp và nông dân tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt để làm thức ăn cho bò.
Do nguồn nguyên liệu đầu vào còn thiếu, nên đa số nguyên liệu để sản xuất sữa trong nước là nhập khẩu từ nước ngoài, ngành sữa là ngành luôn nhập siêu cả về khối lượng lẫn kim ngạch.
Theo Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam Nguyễn Đang Vang, Việt Nam đã phải bỏ ra khoảng 812 triệu đô la Mỹ trong năm 2012, và khoảng 1 tỉ đô la Mỹ năm 2013 để nhập khẩu sữa.
Việt Nam mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sữa các loại, chủ yếu là sữa và kem cô đặc, pha chế. Trong dòng sữa nước, trên 70% sử dụng là sữa hoàn nguyên (hay sữa pha lại) có nguyên liệu từ sữa bột nhập.
Việt Nam dự kiến sẽ có đàn bò sữa lên đến 500.000 con vào năm 2020.
Có thể bạn quan tâm

Sau 3 tháng chăm sóc, những cây bí này bắt đầu ra hoa, kết trái. Theo sự chỉ dẫn của những người bạn ở bên Mỹ, ông Phan hái bỏ những quả nhỏ, yếu, chỉ để lại những quả to, khỏe để cây tập trung nuôi dưỡng. Đến nay, vườn bí ngô của gia đình người đàn ông này có 24 quả chín, có màu vàng bóng, vỏ mỏng

Theo nhiều đánh giá, mô hình nuôi cua đồng cho lợi nhuận cao, một phần do cua nhanh cho thu hoạch, dễ tiêu thụ, dễ chăm sóc, một phần là do trên cùng một diện tích đó, người dân có thể thu được 3 - 4 sản phẩm có giá trị kinh tế khác như lúa, chạch, cá...

Cây bần chua được trồng trên tuyến đê của xã Triệu Phước thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị không chỉ trở thành một “vành đai xanh” chắn sóng mà còn tạo thêm thu nhập cho người dân.

Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quốc gia (TTKNKNQG) phối hợp Sở NN-PTNT Hà Nội vừa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với Chuyên đề “Liên kết trong SX và tiêu thụ RAT theo hướng VietGAP”. Các đại biểu đã mổ xẻ, phân tích thì thấy rằng mô hình RAT vẫn loay hoay chưa tìm được bước đi đột phá.Các địa phương vẫn đang loay hoay tìm hướng phát triển RAT

Nhiều địa phương của vùng ngập mặn huyện Tân Phước (Tiền Giang) đang triển khai mô hình trồng dứa phụng, một loại cây cảnh rất được thị trường ưa chuộng