Ồ Ạt Lấy Đất Nông Nghiệp, Đào Ao Nuôi Cá Lóc
Ở nhiều vùng nông thôn đang rộ lên phong trào lấy đất nông nghiệp để đào ao, vuông thả cá lóc.
Mô hình ương nuôi cá lóc giống thời gian gần đây phát triển rất mạnh ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân của tỉnh An Giang. Điều đáng lưu ý là ở nhiều vùng nông thôn đang rộ lên phong trào lấy đất nông nghiệp để đào ao, vuông thả cá lóc.
Nhiều người dân lo ngại sản lượng cá lóc sẽ ngày một tăng, tất yếu sẽ làm thay đổi mức cung - cầu, dễ dẫn đến tình trạng cá lóc bị rớt giá và người nuôi lại bị thua thiệt.
Ông Trần Văn Tùng - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú cho biết: Việc nuôi cá chưa có định hướng, quy hoạch. Địa phương cũng đã tuyên truyền cho bà con nắm rõ. Sau đó, có quy hoạch cụ thể để sản xuất phù hợp với yêu cầu thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Nuôi dê từ năm 2004, dù bị nhiều thất bại, nhưng chị Bùi Thị Lượm, ngụ tổ 3, ấp Mỹ Hòa, xã Song Thuận (Châu Thành - Tiền Giang) vẫn không nản chí, kiên nhẫn gắn bó với nghề. Đến nay, chị là 1 trong những người nuôi dê nhiều nhất xã.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài cơ sở “Khảo sát đặc tính thích nghi, khả năng sinh trưởng và đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi gà tàu vàng tại xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên”, do Thạc sĩ Trần Hiếu Thuận-Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên làm chủ nhiệm.
So với những địa phương khác, Bạc Liêu rất thuận lợi trong phát triển nghề chăn nuôi heo, vì có nhiều lợi thế của một tỉnh nông nghiệp. Khổ nỗi, nghề chăn nuôi lâu nay vẫn chưa giúp nông dân làm giàu, người chăn nuôi luôn phải đối mặt với việc thua lỗ khi vật nuôi gặp nhiều rủi ro, dịch bệnh.
Huyện Long Thành hiện có 140 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, bao gồm 119 trại chăn nuôi heo với tổng đàn là 56 ngàn con và 21 trại nuôi gà với tổng đàn 631 ngàn con, trong đó một số trang trại nằm xen lẫn với khu dân cư. Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi có diện tích 156 hécta tại 3 ấp 7, 8 và Suối Cả, xã Bàu Cạn. Cụm giết mổ tập trung được bố trí tại ấp Xóm Trầu (xã Long An) và ấp 5 (xã Long Phước) theo công nghệ hiện đại.
Dù vất vả nhưng không bao giờ bỏ ruộng, hết vụ này lại gối vụ khác, nhờ vậy, nhiều gia đình nông dân trong tỉnh Bắc Giang kinh tế khá giả, có "của ăn của để”.