Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa Giống Bưởi Diễn Vào Trồng Trên Đất Vĩnh Phúc

Đưa Giống Bưởi Diễn Vào Trồng Trên Đất Vĩnh Phúc
Ngày đăng: 17/05/2012

Vĩnh Phúc là tỉnh có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho cây bưởi phát triển, trong đó huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường có lợi thế hơn cả, bởi nơi đây có quỹ đất lớn, chủ yếu là đất bãi, đất phù sa.

Thực tế trong sản xuất hiện nay, người dân đã trồng một số giống bưởi như bưởi Diễn, bưởi đỏ Mê Linh, bưởi Mỹ… bước đầu một số vườn đã cho kết quả tốt (cây sinh trưởng tốt, năng suất, chất lượng quả khá), trong đó giống bưởi Phú Diễn tỏ ra có ưu thế hơn, cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn những cây trồng phổ biến khác. Tuy nhiên hiện nay số hộ trồng bưởi trên địa bàn tỉnh có diện tích và quy mô rất ít, chủ yếu là nhỏ lẻ trong vườn đồi và phân tán (3 - 10 cây/hộ). Nguồn cây giống được các hộ dân mua về trồng theo nhiều nguồn khác nhau. Những hộ này thường có người thân, quen tại Diễn, Đan Phượng qua giới thiệu tìm đến tận vùng trồng bưởi Diễn mua giống. Một số hộ giao dịch về vật tư nông nghiệp (phân bón, giống cây con…) với các cơ sở chuyên cung cấp giống nên đã lấy giống tại các cơ sở này. Phần lớn các hộ khác đã biết tiếng về bưởi Diễn, nhưng do không có điều kiện để lấy giống tại các địa chỉ tin cậy, nên khi có người bán cây giống dong là mua ngay về trồng mà không có cách kiểm chứng về chất lượng giống. Còn lại một số hộ lấy giống từ các hộ trước đó đã trồng bưởi có tiếng tại vùng. Những hộ lấy giống từ Diễn cũng thường là những hộ tiên phong trồng bưởi.

Qua nhận định và đánh giá của các hộ đã trồng bưởi trên địa bàn 3 huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương thì chất lượng bưởi không thua kém so với nguyên sản tại Diễn. Về sản lượng, khi cây 5 tuổi cho thu hoạch bình quân 30 quả/cây, cây 9 năm tuổi cho thu hoạch 100 quả/cây. Với những cây trên 7 năm tuổi, năng suất và chất lượng ổn định, sản phẩm được người dân chấp nhận với mức cao, nên giá bán trung bình là 20.000 đồng/quả. Do đó giá trị của 1 cây bưởi sau 7 - 9 năm trồng cho nguồn thu trung bình là 2 triệu đồng/cây, với mật độ 300 cây/ha (5m x 6m) thì trung bình 1ha trồng bưởi cho nguồn thu tới 600 triệu đồng, nếu tính hiệu quả kinh tế so với trồng lúa, ngô, chuối thì hiệu quả cao gấp 5 - 10 lần. Tại những hộ có kinh nghiệm nhiều năm về chăm sóc và thâm canh bưởi thì sản lượng quả với cây trên 10 năm tuổi có thể đạt từ 200 - 300 quả/cây. Năng suất đạt khá, chất lượng tốt, được người dân chấp nhận và ưa chuộng. Do vậy mà hiện nay đã có một số hộ tự mở rộng trồng bưởi Diễn với quy mô lớn như hộ gia đình ông Trần Văn Đô, xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) trồng 300 cây; Hộ ông Ngô Văn Hồng, xã Liên Châu (Yên Lạc) trồng 1.000 cây…

Hiện nay do nhu cầu tại địa phương cũng như các khu vực lân cận khác là rất lớn nên hầu hết tại các hộ trồng bưởi Diễn trên địa bàn tỉnh chưa có hộ nào gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Với những hộ trồng bưởi trên 7 năm, hầu hết trước khi thu hoạch 1 tháng các lái buôn đã đến tận vườn đặt mua. Lượng bưởi này chủ yếu được vận chuyển về Phúc Yên và Hà Nội để tiêu thụ.

Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ KH&CN) đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Yên Lạc khảo sát thực tế và lựa chọn 4 hộ gia đình tiêu biểu tại 2 xã Hồng Phương và Liên Châu để xây dựng mô hình chuyển đổi vườn tạp bằng trồng mới bưởi Diễn, với tổng diện tích 1 ha với 500 cây bưởi Diễn. Các hộ tham gia mô hình bao gồm: bà Vũ Thị Cán ở thôn 5, Nhật Chiêu; Bà Nguyễn Thị Thanh, ông Nguyễn Văn Ninh và ông Nguyễn Văn Sơn ở thôn Thu Phong, xã Hồng Phương. Đây là những hộ có điều kiện đất đai, lao động, kinh tế và rất mong muốn trồng bưởi, đặc biệt là bưởi Diễn. Tại các mô hình trước đây chủ yếu trồng màu và nhiều loại cây ăn quả khác (vườn tạp) trên vùng đất bãi (đất phù sa cổ) cho hiệu quả thấp.

Qua theo dõi mô hình, cho thấy: sau 5 tháng trồng cây bưởi Diễn ở 4 vườn hộ đều sinh trưởng khá tốt, độ đồng đều cao, sâu bệnh hại nhẹ; chiều cao cây trung bình đạt 61,6 cm; đường kính gốc trung bình 1,23 cm; số cành cấp I trung bình 2,22 cm và số cành cấp II trung bình là 3,25 cm. Do thời gian trồng thử nghiệm bưởi Diễn ngắn, nên chưa thể hiện được các đặc điểm nông, sinh học của giống. Song đối với bưởi Diễn là giống đã được một số hộ nông dân trồng với quy mô nhỏ, bước đầu có triển vọng, nên có thể nhân rộng với quy mô lớn và đầu tư thâm canh nhằm cải tạo, chuyển đổi vườn tạp kém hiệu quả thành vườn bưởi tập trung, thâm canh và có hiệu quả cao hơn.

Có thể bạn quan tâm

Giữ Chất Lượng Cá Tra Giữ Chất Lượng Cá Tra

Từ giữa tháng 9/2014, bắt đầu đăng ký nuôi cá tra và hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra, thực hiện Nghị định 36 của Chính phủ, để đưa ngành cá tra vượt qua khủng hoảng.

22/09/2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Nhiều Tín Hiệu Vui Xuất Khẩu Thủy Sản Nhiều Tín Hiệu Vui

Theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mới đây Nga tiếp tục dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu đối với một số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Đầu tháng 8/2014, Nga cho phép 7 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường nước này.

22/09/2014
Thực Phẩm “Sạch” Hút Khách Thực Phẩm “Sạch” Hút Khách

Khảo sát tại hệ thống các cửa hàng chuyên bán thực phẩm hữu cơ với các chủng loại sản phẩm không dùng thuốc kháng sinh, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tại quận 1, quận 3, quận 7- TP.HCM cho thấy, số lượng thực phẩm sạch phục vụ bữa ăn gia đình cho người tiêu dùng rất phong phú với khoảng 300 sản phẩm từ các loại rau nhiệt đới, rau ôn đới, các loại thịt heo, gà, hải sản…

22/09/2014
Trang Trại Nấm Mèo Quy Mô Lớn Ở Nam Xuân Trang Trại Nấm Mèo Quy Mô Lớn Ở Nam Xuân

Hiện trang trại đang có 16 nhà trồng nấm, với số lượng lên đến 250.000 bịch mỗi đợt. Sau 2 tháng đưa lên giàn chăm sóc, nấm sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên, mỗi bịch thu được khoảng 4-5kg nấm tươi và sau mỗi vụ nấm khoảng 6 tháng, mỗi nhà nấm cho thu hoạch gần 1 tấn nấm khô, trị giá khoảng 120 triệu đồng.

22/09/2014
Sản Xuất Cà Phê Theo Hướng Bền Vững Ở Đắk Mil Sản Xuất Cà Phê Theo Hướng Bền Vững Ở Đắk Mil

Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Đắk Mil thì việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh cây cà phê theo hướng bền vững trên địa bàn huyện đang được xem là một giải pháp lâu dài và hết sức cần thiết. Người dân cũng đã dần tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

22/09/2014