Điện không đủ chong đèn, thanh long không trái
Tuy nhiên, do thiếu điện chong đèn nên năng suất, chất lượng trái thanh long giảm, khiến hằng ngàn hộ dân ở đây đang bị thua lỗ.
Dù chong đèn nhưng vườn thanh long nhà bà Lành không có một bông
Được biết, hàng năm trái thanh long trái vụ (từ tháng 11 - tháng 5 năm sau) thường có giá bán cao, có lúc lên tới 32.000 đồng/kg, còn bình thường giá thanh long chính vụ chỉ 1.000 - 1.500đồng/kg.
Hầu hết người trông thanh long ai cũng biết, chỉ có đủ điện chong đèn vào những tháng trái vụ, chong đèn đúng quy trình kỹ thuật thì thanh long mới ra hoa kết trái và cho năng suất, chất lượng cao.
Tuy nhiên, mấy năm gần đây diện tích trồng thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc phát triển khá mạnh.
Năm 2010 từ 3.600 ha đến năm 2015 lên tới gần 9.000 ha nên công suất điện cung cấp cho thanh long không đủ.
Từ tháng 9/2015, ngành điện lực huyện Hàm Thuận Bắc quy định chỉ chong đèn sau 22 giờ đêm và đến 4 giờ sáng hôm sau.
Như vậy, một đêm thanh long chỉ được 6 giờ chiếu sáng, không đủ cường độ sáng cho thanh long ra hoa.
Thậm chí có thời điểm cắt điện luân phiên, hai đêm có, một đêm không, khiến hàng ngàn hộ dân trồng thanh long đang dở khóc dở mếu, vì thanh long không có trái.
Ông Nguyễn Văn Tháo, hưu trí ngụ tại thị trấn Ma Lâm bức xúc: “Mấy năm nay, ngành điện bớt xén điện của nông dân một cách trắng trợn.
Cụ thể, nông dân mua bình biến áp 50KVA, với giá 145 triệu đồng.
Lẽ ra với công suất 50KVA sẽ lắp được 2.500 bóng đèn compart có công suất 20w.
Thế nhưng ngành điện ngang nhiên cắt giảm một nửa chỉ còn 25 KVA, như vậy chỉ thắp được 1.250 bóng điện công suất 20w, tương đương 1 ha thanh long”.
Như vậy là nông dân rất thiệt thòi, khổ nhất là những nông dân vay tiền ngân hàng hàng trăm triệu để lắp bình, họ phải trả lãi hàng tháng” Bà Lành thôn Phú Điền, xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: “Vườn thanh long của gia đình có hơn 1.000 trụ (khoảng 1ha), vụ này xem như mất vài chục triệu đồng tiền điện chong đèn, tiền thuê người làm, phân thuốc...
nhưng thanh long không ra hoa (ảnh)”. Ông Trần Ngọc Thắng ở thôn Thuận Điền, xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc là nông dân đã có kinh nghiệm trồng thanh long hơn 20 năm cho biết: “Theo quy trình kỹ thuật canh tác, thanh long phải được chong đèn liên tục 18- 20 đêm, một đêm 8 giờ thì mới ra hoa.
Nhưng tình trạng điện cắt luân phiên như vậy thì coi như không có tác dụng gì.
Vì thế, vườn thanh long nhà tôi có chong đèn nhưng chỉ lác đác một trụ vài, ba trái, lứa này bị thua lỗ nặng.
Bực quá, tôi dỡ bỏ bóng đèn không chong đèn cho thanh long nữa”.
Ông Nguyễn Tòng, Giám đốc Điện lực huyện Hàm Thuận Bắc đã thừa nhận: Việc cắt điện luân phiên điện ở địa phương là có thật.
Từ năm 2009 đến nay diện tích cây thanh long tại huyện Hàm Thuận Bắc ngày càng mở rộng nên lượng điện cung cấp cho loại cây trồng này cũng tăng mạnh, làm quá tải các trạm biến áp đầu nguồn.
Như vậy, do diện tích thanh long quá lớn nên lượng điện không thể cung cấp đủ cho việc chong đèn ra hoa trái vụ, người trồng thanh long ở Hàm Thuận Bắc bị thua lỗ nặng.
Để khắc phục tình trạng này, thời gian qua ngành điện đang phối hợp với các ngành chức năng tìm cách tháo gỡ khó khăn cho người trồng thanh long.
Theo đó, khuyến khích người trồng thanh long sử dụng bóng đèn compact loại có công suất 20-30W thay thế bóng đèn tròn dây tóc 70-100w.
Việc dùng bóng đèn compact, thanh long vẫn ra hoa trái vụ năng suất cao.
Giải pháp tiết kiệm điện này hiện đã có hàng ngàn hộ nông dân áp dụng.
Ông Bùi Đăng Hưng, Chủ tịch hiệp hội thanh long tỉnh Bình Thuận cũng thừa nhận: Năm 2015, diện tích thanh long trong toàn tỉnh Bình Thuận quá lớn vì vậy điện không đủ để phục vụ cho việc chong đèn ra hoa trái vụ.
Chúng tôi cũng đã kiến nghị nhiều với ngành điện nhưng vẫn chưa đáp ứng.
Nếu tình trạng phân phối điện thế này tiếp tục kéo dài, không chỉ nông dân, cả doanh nghiệp cũng khó trụ nổi với việc trồng và xuất khẩu thanh long.
Có thể bạn quan tâm
Chính sách hỗ trợ ngư dân đã tạo bước chuyển đổi mạnh mẽ về ngư trường và ngành nghề khai thác thủy sản; tăng số lượng tàu có công suất lớn với các thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vươn khơi bám biển khai thác thủy sản, tăng thu nhập, góp phần bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 7h ngày 16/7, vị trí tâm bão Rammasun ở vào khoảng 14,2 độ Vĩ Bắc; 120,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Ngày 1-12, tại huyện Yên Thế (Bắc Giang), Sở Công thương Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Yên Thế tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở Công thương, đơn vị tiêu thụ, kinh doanh gà đồi tại Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh... và hộ chăn nuôi trên địa bàn.
Đến năm 2020, bên cạnh chăn nuôi trang trại được đẩy mạnh phát triển thì chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn tồn tại và chiếm ưu thế. Theo đó, nhiều giải pháp được đặt ra để nâng cao sức cạnh tranh như hình thành liên kết; chính sách khuyến khích phát triển trong đó có vốn, đào tạo kỹ thuật.
Gà đồi Yên Thế đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong cả nước. Nuôi gà đồi đã trở thành một nghề đối với nhiều hộ nông dân, góp phần tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Để từng bước nâng cao công tác quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm. UBND huyện Yên Thế đã thực hiện nhiều giải pháp cam kết đưa đến tay người tiêu dùng sản phẩm đảm bảo chất lượng.