Công Bố Dịch Lở Mồm Long Móng Gia Súc

Ngày 14 tháng 2 năm 2014, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 290/QĐ-UBND về việc công bố dịch lở mồm long móng gia súc. Theo đó, vùng có dịch lở mồm long móng gia súc, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:
1. Vùng có dịch: Xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm; xã Thượng Giáo và xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
2. Vùng bị dịch uy hiếp gồm các xã: Xuân La, An Thắng, Cao Tân và Cổ Linh, huyện Pác Nặm; các xã: Quảng Khê, Cao Thượng, Cao Trĩ, Hoàng Trĩ, Bành Trạch, Khang Ninh, Mỹ Phương và thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể; xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn.
3. Vùng đệm gồm các xã giáp ranh với các xã thuộc vùng bị dịch uy hiếp của huyện Pác Nặm, huyện Ba Bể và huyện Chợ Đồn.
UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch UBND các huyện: Pác Nặm, Ba Bể, Chợ Đồn và Chủ tịch UBND các xã có dịch, nằm trong vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch lở mồm long móng gia súc theo đúng quy định của Pháp lệnh Thú y.
Related news

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn (An Giang), Trần Văn Mì, cho biết: Dự án trồng cây chùm ngây được triển khai từ tháng 4- 2010 với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng, tại 3 mô hình, trồng thí điểm ở khu vực núi Dài và núi Cô Tô.

Hiện nay, nghề trồng nấm ở một số huyện trong tỉnh Bắc Giang phát triển khá mạnh, không chỉ góp phần tăng thu nhập cho bà con mà còn cung cấp thực phẩm sạch, bảo vệ môi trường.

Là huyện có truyền thống và thế mạnh trong sản xuất vụ đông, những năm qua Vũ Thư (Thái Bình) luôn chú trọng, từng bước đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính thứ 3 trong năm. Vụ đông năm 2013, huyện phấn đấu gieo trồng 7.250 ha, tập trung phát triển những cây chủ lực như đậu tương, khoai tây, ngô...

Hiện nay, người dân vùng trồng chuyên canh cây thanh long của huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đang hết sức phấn khởi. Cảnh mua bán tấp nập làm cho không khí thêm vui tươi, nhộn nhịp. Bà con chia sẻ năm nay thanh long được mùa được giá nên lợi nhuận cao hơn nhiều so với mọi năm.

Sau hơn 1 năm triển khai công tác dập dịch “chổi rồng” trên cây nhãn, ngành nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long đã phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể trong tỉnh hỗ trợ kinh phí, thuốc điều trị, hướng dẫn nhà vườn cắt tỉa cành, phun xịt trên 8.005ha vườn nhãn bị bệnh (chiếm 91% diện tích nhiễm bệnh)… nhằm khôi phục lại vườn nhãn bị bệnh. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, sau công tác dập dịch, tỷ lệ nhiễm bệnh “chổi rồng” giảm đáng kể với tỷ lệ nhiễm nhẹ phổ biến ở mức 15 - 30%. Công tác tập huấn, tuyên truyền vẫn tiếp tục được thực hiện nhằm giúp nhà vườn đầu tư chăm sóc, xử lý giai đoạn ra hoa, cho trái,... Tuy nhiên, sẽ có nguy cơ tái nhiễm ở những vườn không tích cực phòng trị theo quy trình đã được hướng dẫn.