Công Bố Dịch Cúm Gia Cầm A/H5N1 Trên Địa Bàn Huyện Đức Linh

Sáng 15/3, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Phương đã ký quyết định về việc công bố dịch cúm gia cầm A/H5N1 trên địa bàn xã Nam Chính, huyện Đức Linh (Bình Thuận).
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y tỉnh Bình Thuận tiến hành các biện pháp xử lý dịch theo đúng quy định của cơ quan thú y; thực hiện tiêu hủy gia cầm mắc bệnh, vệ sinh tiêu độc triệt để chuồng trại, môi trường chăn nuôi bị nhiễm bệnh.
Thực hiện bao vây ổ dịch, lập các trạm, chốt kiểm dịch ở các trục đường giao thông chính ra, vào địa phương; cấm vận chuyển buôn bán gia cầm trên địa bàn xã Nam Chính trong thời gian có dịch.
Đối với các địa phương còn lại, phải khẩn trương củng cố Ban chỉ đạo phòng chống dịch, phối hợp các ngành, đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát dịch cúm gia cầm, không để lây lan vào địa phương. Đồng thời tổ chức tiêu độc, khử trùng trên phạm vi toàn huyện.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chỉ đạo Chi cục Thú y cung cấp đầy đủ vật tư, thuốc sát trùng để phục vụ công tác phòng, chống dịch; khẩn trương tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh và hướng dẫn, giúp UBND xã Nam Chính trong công tác phòng, chống dịch...
Được biết trước đó, trong ngày 12/3 tại xã Nam Chính, huyện Đức Linh, 2 hộ chăn nuôi gà tại địa bàn đã báo cáo việc đàn gà bị bệnh và chết nhiều. Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm cho thấy dương tính với cúm A/H5N1. Chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn gà trên...
Có thể bạn quan tâm

Tại tỉnh Hậu Giang, giá mía đã tăng cao trở lại từ 10 - 15% so với vụ trước. Đây là một tin vui với người dân trồng mía, sau nhiều năm giá mía nguyên liệu giảm mạnh.

Diễn ra đồng thời ở 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh từ ngày 25/9- 4/10, Tuần nhận diện hàng Việt Nam là cơ hội để các doanh nghiệp (DN) thông tin, giới thiệu, quảng bá, bán các sản phẩm hàng hóa có chất lượng sản xuất tại Việt Nam.

Từ “cánh đồng mẫu lớn” của Công ty CP vật tư nông nghiệp An Giang (AGPPS) năm 2007 chỉ 200ha, đến năm 2015, “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết” đã phát triển mạnh ra nhiều tỉnh, thành với khoảng 290.000ha.

Những năm gần đây, nhiều mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được triển khai ở khắp các địa phương trong tỉnh, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, tăng năng suất, sản lượng cây trồng và thu nhập cho người dân.

Ảnh hưởng của cơn bão số 3 kèm mưa to, gió mạnh vừa qua đã khiến nhiều diện tích rau trong tỉnh bị dập nát, hư hỏng. Người trồng rau vì thế cũng phập phồng, lo lắng khi quyết định xuống giống rau vụ đông, bởi mùa mưa bão đã bắt đầu...