Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Còn Nhiều Cơ Hội Để Tăng Xuất Khẩu Thủy Sản

Còn Nhiều Cơ Hội Để Tăng Xuất Khẩu Thủy Sản
Ngày đăng: 09/02/2014

Năm 2013, ngành thủy sản vẫn tiếp tục tăng trưởng đáng kể khi kim ngạch xuất khẩu ước đạt 6,7 tỉ đô la Mỹ, cao hơn 200 triệu đô la so với năm 2012. Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng ngành này vẫn còn cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là sang các thị trường đang tăng trưởng tốt.

Ông Hòe đã trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xung quanh vấn đề này trước thềm năm 2014. Ngoài cơ hội, ông cũng lưu ý về những nguy cơ mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu sản phẩm của họ theo đường tiều ngạch.

TBKTSG Online: Năm 2013, ngành thủy sản có kim ngạch ước đạt 6,7 tỉ đô la Mỹ, và như vậy, lại thêm một năm nữa kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm sau cao hơn năm trước. Vậy xuất khẩu của ngành này sẽ ra sao trong những năm tới, thưa ông?

- Ông Trương Đình Hòe: Việt Nam vẫn có những cơ hội để tiếp tục tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2014 và trong nhiều năm tới nếu biết tập trung vào sản xuất những mặt hàng giá trị gia tăng cho những thị trường có kim ngạch lớn như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội để tiếp tục tăng thị phần ở những thị trường đang có dấu hiệu tăng trưởng tốt như Trung Quốc, các nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) và các quốc gia Nam Mỹ.

Theo nhận định của tôi, nếu các doanh nghiệp có một chiến lược tốt và lâu dài thì khả năng sẽ có những tăng trưởng lớn ở thị trường Trung Quốc và ASEAN.

Lý do nào khiến ông tin hai thị trường này có thể giúp doanh nghiệp ngành thủy sản tiếp tục tăng trưởng?

- Năm 2013, thị trường Trung Quốc có mức tăng trưởng về kim ngạch hơn 39%, ASEAN là 12,4%. Năm 2013, tổng giá trị xuất khẩu cũng gần đạt 1 tỉ đô la Mỹ, tương đương giá trị xuất khẩu vào các thị trường chính của Việt Nam như Nhật, Mỹ, châu Âu.

Một lý do khác để chúng tôi tin tưởng vào những thị trường này là trong những năm qua người tiêu dùng ở các quốc gia này đang có xu hướng chuyển từ ăn thịt sang ăn cá, tôm, bằng chứng, trước đây, nhiều mặt hàng thủy sản của Trung Quốc một phần để xuất khẩu, còn nay lại chuyển sang nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu nội địa.

Để đáp ứng nhu cầu này, nguồn cung thủy sản sẽ phụ thuộc vào các đối tượng thủy sản nuôi, đây là thế mạnh mà Việt Nam đang có khi tổng sản lượng tôm và cá tra đang chiếm khoảng 70% tổng sản lượng thủy sản hàng năm.

Bên cạnh đó, xét về yếu tốt địa lý thì Việt Nam gần Trung Quốc và các nước ASEAN nên chi phí vận chuyển ít hơn khiến giá bán cùng loại cũng rẻ hơn nếu xuất đi các thị trường khác như các quốc gia Nam Mỹ.

Giá cả hợp lý sẽ thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn. Vì thế, theo tôi, hai thị trường này có thể mang về cho ngành thủy sảm mỗi năm 1 tỉ đô la Mỹ là điều có thể được nếu có chiến lược hợp lý.

Đó là những điểm tích cực, vậy theo ông đâu là khó khăn thì làm ăn ở những thị trường này?

- Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp nói chung khi xuất hàng sang Trung Quốc là tỷ lệ giao dịch theo đường tiểu ngạch còn nhiều khiến các doanh nghiệp Trung Quốc muốn nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam theo chính ngạch sẽ ít đi vì lo ngại cạnh tranh về giá.

Tuy nhiên, dù không nói ra thì ai cũng biết, nhược điểm của kinh doanh tiểu ngạch luôn tiềm ẩn nguy cơ cao về thu hồi nguồn vốn. Ngoài ra, lâu nay, các thương nhân Trung Quốc đã đến Việt Nam mua thủy sản, và đã có những điều tiếng xấu nên đây sẽ là những rào cản để doanh nghiệp thủy sản có phần e ngại khi làm ăn cùng. Còn thị trường ASEAN sẽ phải cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Indonesia khi có cùng nhiều sản phẩm tương tự nhau như mặt hàng tôm, hải sản...

Tuy nhiên, trong kinh doanh không thể loại hết những rủ ro, vấn đề làm sao là doanh nghiệp phải có những tính toán, kế hoạch chiến lược làm ăn lâu dài để tận dụng những lợi thế và giảm nguy cơ; mà mấy việc này giám đốc các doanh nghiệp hiểu và làm tốt hơn tôi nhiều vì họ đã có kinh nghiệm nhiều năm trên thương trường.

Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất nấm linh chi và bào ngư xám Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất nấm linh chi và bào ngư xám

Chàng trai 34 tuổi, Trần Trường Nhân ở ấp 6 xã Tân Thành, TP Cà Mau khởi nghiệp thành công với mô hình sản xuất nấm linh chi mỗi năm thu lãi trên 150 triệu đồng

11/03/2017
Vườn dưa lưới trong nhà kính đầu tiên ở Cần Thơ của 3 chàng 8X Vườn dưa lưới trong nhà kính đầu tiên ở Cần Thơ của 3 chàng 8X

Lần đầu tiên tại TP.Cần Thơ có một vườn dưa lưới trồng trong nhà kính theo hướng sạch, áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel

11/03/2017
Anh nông dân 8x làm giàu nhờ nuôi chim bồ câu Pháp Anh nông dân 8x làm giàu nhờ nuôi chim bồ câu Pháp

Trong bối cảnh sản xuất chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, giá thức ăn tăng, người chăn nuôi bỏ chuồng nhiều thì mô hình nuôi bồ câu Pháp

17/03/2017
Trồng ổi, Trồng ổi, "giáo sư Kim" thu trăm triệu đồng mỗi năm

Gia đình anh Ân Văn Kim ở thôn Đồng Đặng là hộ điển hình về phát triển kinh tế. Người dân nơi đây thường gọi anh một cách trìu mến là “giáo sư Kim”.

20/03/2017
Trồng dứa trên đất phèn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm Trồng dứa trên đất phèn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm

Nhiều gia đình ở Sóc Trăng mạnh dạn đầu tư trồng dứa trên đất nhiễm phèn đã cho lợi nhuận gần 100 triệu đồng/năm.

22/03/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.