Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kỹ thuật chăm sóc cây màu vụ đông

Kỹ thuật chăm sóc cây màu vụ đông
Ngày đăng: 10/11/2015

Để các loại cây rau màu vụ đông sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, bà con cần lưu ý thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:

1. Cây ngô:

* Đối với diện tích ngô áp dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu:

- Để hạn chế ảnh hưởng xấu của những trận mưa lớn đầu vụ, sau khi trồng ngô xong cần làm rãnh thoát nước, cứ 2 - 3 hàng ngô đào một rãnh với kích thước rộng 25 - 30cm, sâu 25cm để khi gặp mưa to không bị ngập úng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

- Xới xáo nhẹ mặt luống để đất xốp thoáng, thuận lợi cho quá trình bón phân và giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.

* Đối với diện tích ngô trước khi trồng mới chỉ bón lót phân chuồng mà chưa bón phân lân, cần tập trung bón bổ sung ngay khi ngô được 3 - 5 lá với lượng 15 -18kg/sào.

- Cách bón như sau: Ngâm supe lân với nước giải hoặc nước phân chuồng ít nhất trong một tuần, sau đó pha loãng hỗn hợp phân với nước theo tỷ lệ 2 phần phân/100 phần nước tưới cho ngô để kịp thời cung cấp dinh dưỡng và lân dễ tiêu cho ngô, phòng bệnh huyết dụ chân chì. Tưới 2 - 3 lần cách nhau 5 - 7 ngày.

- Bón thúc cho ngô: Với diện tích 1 sào cần bón 12kg đạm + 6 - 8kg kali, bón làm 3 lần theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây:

+ Lần 1: Khi ngô được 3 - 5 lá, bón 3 - 4kg đạm + 2 - 3kg kali. Bón cách gốc 3 - 5cm, lấp đất kín phân hoặc có thể hoà cùng với hỗn hợp phân lân ngâm nước giải để tưới.

+ Lần 2: Khi ngô có 7 - 9 lá, bón 3 - 4kg đạm + 2 - 3kg kali. Bón cách gốc 3 - 5cm kết hợp xới xáo lấp đất kín phân.

+ Lần 3: Giai đoạn ngô xoáy nõn (trước trỗ cờ 10 - 15 ngày) bón 3 - 4kg đạm + 2 - 3kg kali. Bón cách gốc 3 - 5cm kết hợp vun xới lấp đất kín phân, tạo điều kiện cho rễ chân kiềng phát triển.

- Với ngô trồng trên đất ruộng ướt bà con cũng bón phân và chăm sóc như trên. Sau mỗi lần bón phân vét bùn dưới rãnh phủ lên gốc và luống ngô để tăng hiệu quả phân bón đồng thời hạn chế cỏ dại.

2. Cây khoai lang:

- Bấm ngọn: Khi thân chính dài khoảng 40 - 50cm, bà con nên tiến hành bấm ngọn để hạn chế sự vươn dài của thân chính, tăng nhanh sự phân cành, làm cho thân lá phát triển sớm. Dùng tay ngắt đầu ngọn khoai lang một đoạn ngắn 1 - 2cm.

- Nhấc dây: Nhấc dây có tác dụng làm đứt rễ con để tập trung dinh dưỡng cho củ. Nhấc dây cần tiến hành thường xuyên, nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ không lật dây, tránh gây tổn thương đến thân lá.

- Làm cỏ, vun xới kết hợp cùng các lần bón thúc.

- Tưới nước: Độ ẩm đất thích hợp với khoai lang từ 70 - 80%, sau trồng cần tưới nước giữ ẩm để thuận lợi cho quá trình bén rễ hồi xanh và tập trung tưới nước vào thời kỳ cuối để thuận lợi cho sự phát triển của củ. Cho nước vào ruộng ngập 1/3 - 1/2 luống, để qua một đêm cho nước ngấm vào luống khoai, sáng hôm sau rút cạn nước còn lại trên rãnh luống.

3. Cây cà chua:

- Cà chua rất cần nước vào các giai đoạn ra quả rộ và giai đoạn quả phát triển mạnh, vì vậy, ở những giai đoạn này, bà con nên tưới nước đầy đủ để cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao. Có thể áp dụng biện pháp tưới rãnh hoặc dùng ô doa để tưới.

- Bón thúc: Cà chua cần bón thúc 4 - 5 lần vào các thời kỳ quan trọng là khi cây bén rễ hồi xanh, ra nụ, ra quả rộ. Lượng phân thúc tăng dần theo các giai đoạn phát triển của cây. Bón tập trung nhất là lúc ra hoa và quả đang phát triển, sau đó, mỗi lần thu hoạch lại bón thúc 1 lần cho cây trẻ lâu và quả đẹp mã.

- Xới xáo: Sau trồng 7 - 10 ngày cần xới phá váng, sau đó 2 - 3 tuần xới lần 2 kết hợp vun tạo điều kiện cho cây ra rễ phụ, thường xuyên giữ sạch cỏ dại và tạo sự thông thoáng để hạn chế sâu bệnh hại.

4. Cây rau:

- Để rau phát triển tốt, cho năng suất cao, an toàn với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường, bà con cần thường xuyên xới xáo làm cỏ, vun gốc cho rau đặc biệt là sau những trận mưa rào làm cho đất bị bí chặt.

- Tưới nước đủ ẩm 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Tưới rãnh vào thời kỳ phát triển thân, lá.

* Lưu ý:

- Không dùng phân hữu cơ tươi bón hoặc tưới cho rau, phân cần được ủ thật hoai mục.

- Tưới bằng nước sạch, không dùng nước ao tù đọng, nước cống rãnh, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý để tưới cho rau.

- Bón thúc phân định kỳ theo đặc điểm của từng loại rau.

+ Đối với rau cải bẹ, cải ngọt thời gian sinh trưởng ngắn, vì vậy, lượng phân bón ít hơn.

+ Các loại cải bắp, súp lơ, cải bao… lượng bón nhiều hơn.

Bên cạnh việc bón phân, chăm sóc bảo đảm theo yêu cầu, bà con cần thường xuyên thăm đồng nắm bắt tình hình sâu, bệnh hại rau màu để có biện pháp xử lý kịp thời;

Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, trong những trường hợp bất khả kháng, phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì bà con nên chọn những loại thuốc trừ sâu dạng sinh học hoặc thảo mộc, thuốc có độ độc thấp, thời gian phân huỷ nhanh và bảo đảm đúng thời gian cách ly theo hướng dẫn trên bao bì và theo hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành bảo vệ thực vật.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo sang châu Phi sẽ phục hồi trong năm 2015 Xuất khẩu gạo sang châu Phi sẽ phục hồi trong năm 2015

Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á - Bộ Công Thương cho biết, trong những tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) gạo sang châu Phi đã tăng trưởng vượt bậc. Nếu tốc độ này được duy trì, khả năng xuất khẩu gạo sang châu Phi sẽ phục hồi mạnh trong năm 2015.

12/05/2015
Giảm đáng kể lượng gạo ùn tắc tại khu vực biên giới Giảm đáng kể lượng gạo ùn tắc tại khu vực biên giới

Theo anh Nguyễn Văn Ba, công nhân lái xe của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhẫn Hồng Ngọc Việt, từ đầu tháng 5 trở lại đây, việc vận chuyển gạo xuất khẩu đã thông thoáng hơn, chấm dứt tình cảnh trực chờ ùn tắc dài ngày trước đó.

12/05/2015
Tập trung tái canh cây cà phê Tập trung tái canh cây cà phê

Do đầu tư sai quy trình, sử dụng giống cà phê kém chất lượng hay già cỗi đã làm cho năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Đức Cơ giảm dần qua các năm. Vì vậy, tái canh cây cà phê là giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện tập trung thực hiện.

12/05/2015
Vai trò của Hội Nông dân tỉnh Vai trò của Hội Nông dân tỉnh

Những năm qua, với vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp và làm trung tâm, nòng cốt trong các phong trào của nông dân, Hội Nông dân tỉnh đã, đang làm tốt việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cấp Hội tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân chủ động tham gia thực hiện các chương trình, phong trào do các cấp phát động.

12/05/2015
Gắn phát triển kinh tế VACR, hướng đi bền vững ở Quang Bình Gắn phát triển kinh tế VACR, hướng đi bền vững ở Quang Bình

Những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về xóa đói, giảm nghèo; huyện Quang Bình đã không ngừng nỗ lực thi đua lao động sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất cho gia đình, xã hội.

12/05/2015