Có thể xuất khẩu 1,1 triệu tấn cao su thiên nhiên
Bà Trần Thị Thúy Hoa - Chánh văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, hiện nay ngành cao su đứng trước thực trạng tồn kho tăng, dẫn đến áp lực giảm giá.
Bên cạnh đó, mặc dù có tới 70 thị trường xuất khẩu cao su, việc xuất khẩu mặt hàng này vẫn lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là trước kia thị trường này chiếm tới 70% giá trị xuất khẩu, hiện nay, với nỗ lực đa dạng hóa thị trường của các doanh nghiệp trong ngành, tỷ lệ này xuống dưới 50%.
Cùng với đó, các thị trường mới nổi như Malaysia, Ấn Độ có mức tăng trưởng tốt, thị trường Mỹ duy trì ổn định.
Bà Hoa cho biết, việc giảm thuế xuất khẩu từ 3% về 0% cũng tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cao su giảm bớt gánh nặng.
Do đó, khả năng xuất khẩu cao su thiên nhiên trong năm 2015 có thể đạt 1,1 triệu tấn, tăng nhẹ khoảng 3,2% về lượng, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD (giảm khoảng 10% so với năm 2014).
Có thể bạn quan tâm
Con tôm hùm nuôi ở Phú Yên đã góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tự nhiên đầm, vịnh, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Nhiều hộ ngư dân đổi đời nhờ nuôi tôm hùm, và tiêu biểu một trong số đó phải kể đến ông Nguyễn Thành Nhơn ở thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu).
Ông Nguyễn Văn Út, hội viên nông dân ấp Tân Phú, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau nhiều năm liền được công nhận là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện. Ông còn được mọi người nể phục bởi đức tính cần cù, ham học hỏi, chịu khó để vươn lên.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, ấp Phú Chiến, xã Phú Hưng, TP Bến Tre đang thực hiện mô hình nuôi cút lấy trứng và tận dụng phân cút trồng gừng đạt hiệu quả kinh tế cao.
HTX nấm của anh Sách (Hải Dương) cho thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động với thu nhập 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.
Hàng trăm hộ dân trồng gừng tại Tiền Giang đang đứng ngồi không yên vì giá xuống thấp, bán không ai mua.