Nhiều mô hình giúp nông dân xóa nghèo
Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao công nghệ hỗ trợ ND đã xây dựng mô hình “Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi vịt thịt an toàn và xử lý môi trường chăn nuôi” với quy mô 1.500 con vịt Super M cho 15 hộ ND tại xã Hà Tiến, huyện Hà Trung. “Đây là mô hình sử dụng thức ăn chủ yếu là cám hỗn hợp, cám ngô, cám gạo, chế phẩm sinh học EM, rỉ đường và một số thức ăn tận dụng khác như cá tạp, tép, cua, ốc…
Khi sử dụng cám ủ EM trộn cùng cám hỗn hợp, chi phí chăn nuôi và thời gian nuôi vịt thịt giảm, mùi hôi chuồng trại giảm từ 50-80% sau 1 tuần. Trung tâm Chuyển giao công nghệ của Hội ND tỉnh cũng đã hỗ trợ ND xây dựng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả khác như: Chăn nuôi dê bán chăn thả tại xã Trung Xuân (Quan Sơn); trồng bí xanh tại thị trấn Vạn Hà (Thiệu Hóa); trồng dưa bao tử ở 2 xã Thành Vân, Thành Tiến (Thạch Thành)…
Hiện, trung tâm đang hỗ trợ ND xây dựng 2 mô hình sản xuất mới là trồng dưa lê thơm ở xã Quảng Lợi (Quảng Xương) và trồng ớt xuất khẩu trong nhà lưới đơn giản ở xã Công Liêm (Nông Cống). “Hiện nay, tại các huyện có mô hình sản xuất do trung tâm thực hiện đã tạo được sức lan tỏa trong ND. Cũng từ hiệu quả của các mô hình trình diễn của trung tâm, nhiều đơn vị trong tỉnh đã học tập, nhân rộng mô hình phát triển chăn nuôi, trồng trọt, giúp bà con ND vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống”- ông Trần Minh Hiếu-Giám đốc Trung tâm Chuyển giao công nghệ hỗ trợ ND cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Trước giờ khi nói đến nghề ương, dèo cua giống, người ta thường nghĩ ngay đến ấp Cái Trăng, xã Hàm Rồng. Tuy nhiên, có ai biết được rằng, để có được những mẻ cua tiêu, dưa, me thành công phải cần đến những mê cua (trứng cua) chất lượng, những mê cua đó chỉ có thể có được từ những làng nghề như ở khóm Tắc, thị trấn Năm Căn (Cà Mau).
Về xã biển Hải Đông (Hải Hậu, Nam Định) hỏi thăm Cường “tôm” thì ai ai cũng biết. Anh là người đầu tiên nuôi tôm thẻ chân trắng của xã và đã có cuộc sống giàu có từ mô hình này.
Đến ấp 7, xã Vị Tân, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) hỏi ông Danh Bình ai cũng biết, bởi ông nổi tiếng khắp vùng là một nông dân người dân tộc chịu thương chịu khó. Nhờ tính cần cù và năng động trong sản xuất, mỗi năm ông Bình thu lãi trên 300 triệu đồng.