Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm

Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm
Publish date: Wednesday. November 18th, 2015

Những ngày đầu lập nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ nhưng vợ chồng ông vẫn quyết tâm bám trụ với niềm tin “có sức người, sỏi đá cũng thành cơm”.

Ông đã chọn cây cam, chanh để phát triển kinh tế gia đình.

Thời điểm đó, KHKT chưa phát triển, sức tiêu thụ của thị trường hạn chế nên vườn cây không mang lại hiệu quả, kinh tế gia đình vì thế cũng không có gì khấm khá.

Đến năm 2002, gia đình ông bắt đầu chú trọng việc trồng cam, chanh.

Ngày lại ngày, vợ chồng ông tự khai hoang đồi núi trọc, đào đất lật cỏ, ươm mầm xanh cây ăn quả.

Nhờ đó, diện tích vườn cây ăn quả ngày càng được mở rộng.

Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó, đồi núi trọc ở khu vực hẻo lánh ngày nào đã được bàn tay vợ chồng ông phủ lên màu xanh hoa trái.

Đến thời điểm này, gia đình ông đã có trên 500 gốc cam, chanh các loại, trong đó, hơn nửa diện tích đã cho thu hoạch.

Năm 2014, thời tiết thuận lợi, cộng với chăm sóc tốt nên vườn cây cho năng suất cao.

Cuối năm, ông xuất bán ra thị trường hơn 3 tấn chanh và 2 tấn cam, thu về trên 150 triệu đồng.

Bên cạnh phát triển vườn đồi, ông còn chăn nuôi bò.

Hiện tại, ông nuôi 5 con bò nái, hàng năm, xuất bán 5 con bê, thu về trên 50 triệu đồng.

Năm 2015, xã Đức Lĩnh dồn sức về đích xây dựng nông thôn mới, hộ ông Lữ Thanh Bình được chọn là một trong 10 gia đình xây dựng khu vườn mẫu.

Đây vừa là niềm vui, niềm vinh dự cho gia đình, nhưng trách nhiệm cũng hết sức nặng nề.

Các cấp, ngành hướng dẫn tích cực, trong đó, cán bộ hội nông dân đến tận nhà, hướng dẫn thực hiện các quy trình xây dựng khu vườn mẫu, định hướng quy hoạch, bố trí các khu vực chăn nuôi, diện tích trồng cây ăn quả chủ lực, hàng rào cây xanh hợp lý, hài hòa giữa cây trồng và vật nuôi, không gian nhà ở và các công trình phụ trợ…

Trên cơ sở đó, ông đã đầu tư xây dựng thêm một số hạng mục còn thiếu.

Đến tham quan mô hình vườn mẫu của ông Bình, điều dễ nhận thấy là quy hoạch bài bản, cây trồng, vật nuôi bố trí hợp lý, diện tích cây xanh nhiều, đặc biệt ấn tượng với vườn cây ăn quả cho thu nhập cao.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, gia đình ông Lữ Thanh Bình còn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gương mẫu đi đầu trong các phong trào do địa phương phát động; luôn sống chan hòa, tình nghĩa với bà con lối xóm.

Ông là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện Vũ Quang.


Related news

Nông dân lao đao vì... mía! Nông dân lao đao vì... mía!

Giá mía liên tục giảm trong nhiều năm, người thu mua thì ép cấp ép giá, cộng với những rủi ro về sâu bệnh, hạn hán… khiến đời sống của người trồng mía lâm vào cảnh lao đao.

Tuesday. May 19th, 2015
Trồng nấm linh chi thêm thu nhập Trồng nấm linh chi thêm thu nhập

Chúng tôi cùng đoàn cán bộ Hội Nông dân xã Tân Hòa (Đồng Phú - Bình Phước) tham quan tại trồng nấm linh chi tại Công ty TNHH linh chi Trường Thọ thuộc ấp 4, xã Tân Lập. Anh Nguyễn Chí Thành (28 tuổi), Giám đốc công ty cho biết: “Gia đình tôi trồng và nhân giống các loại nấm từ rất lâu rồi. Do tiếp cận với nghề trồng nấm từ nhỏ nên quá trình sinh trưởng, quy trình chăm sóc nấm tôi nắm rất rõ”.

Tuesday. May 19th, 2015
Nông dân Đà Lạt sống khỏe nhờ cà tím Thái Lan Nông dân Đà Lạt sống khỏe nhờ cà tím Thái Lan

Cây cà tím được trồng phổ biến tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), chỉ gần 2 tháng cho thu hoạch, thậm chí ăn gần cả năm.

Tuesday. May 19th, 2015
Nhộn nhịp mùa tiêu Nhộn nhịp mùa tiêu

Theo thống kê sơ bộ của Hội Nông dân xã Hoài Thanh (Hoài Nhơn - Bình Định), đến nay, trên địa bàn xã có trên 200 vườn tiêu (quy mô từ 100 gốc trở lên), trong đó có khoảng 60% vườn đã cho quả. Từ sự phát triển mạnh cây tiêu dẫn đến thuê mướn nhân công hái tiêu không dễ, khi tiêu vào mùa thu hoạch.

Tuesday. May 19th, 2015
Sơn Tân mất mùa điều Sơn Tân mất mùa điều

Vụ thu hoạch điều năm nay ở Sơn Tân (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), nông dân kém vui khi điều mất mùa khoảng 60 - 70% do nắng hạn, sâu bệnh…

Tuesday. May 19th, 2015