Cơ hội thoát nghèo từ nghề trồng nấm
Tuy mới ra đời nhưng HTX trồng nấm và kinh doanh tổng hợp Hoàng Thành (thôn 8, xã Sơn Trường) đã thu hút sự tham gia đông đảo của bà con nhân dân.
Hiện nấm thành phẩm của HTX gồm 2 loại là nấm sò và nấm mộc nhĩ.
Do nguồn nguyên liệu trồng nấm (mùn cưa cao su) chưa có tại địa phương nên HTX phải nhập từ Trung tâm Nấm ăn và Nấm dược liệu Hà Tĩnh với giá 6.000 đồng/bịch nấm sò và 5.500 đồng/bịch nấm mộc nhĩ.
Năm 2014, trung tâm đã cung cấp 500 bịch nấm mộc nhĩ và 2.000 bịch nấm sò cho HTX.
Không chỉ vậy, trung tâm còn đóng vai trò là đơn vị bao tiêu sản phẩm.
Ngoài ra, “nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho HTX trong sản xuất, dự án SRDP đã đầu tư 169 triệu đồng; đồng thời, hỗ trợ cán bộ kỹ thuật, tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân”, cán bộ dự án SRDP phụ trách địa bàn huyện Hương Sơn - Đậu Mạnh Đức nhấn mạnh.
Thành quả sau những ngày chăm bẵm đã thu về “quả ngọt”.
Tính đến tháng 1/2015, HTX được Trung tâm Nấm ăn và Nấm dược liệu Hà Tĩnh tiêu thụ toàn bộ sản phẩm nấm mộc nhĩ với giá bán 100.000 đồng/kg.
Nấm sò, nấm rơm được tiêu thụ tại chỗ và các vùng lân cận với mức giá 30.000 đồng/kg.
Đây được xem là tín hiệu tích cực, tạo đà thúc đẩy người dân phát triển kinh tế.
Trong năm nay, HTX đã mở rộng quy mô về nấm sò (3.000 bịch) và nấm mộc nhĩ (9.000 bịch).
Theo ông Nguyễn Trọng Thành, uớc tính lợi nhuận tăng từ 69.900.000 đồng lên 120.400.000 đồng.
Được biết, trong tương lai, HTX sẽ đầu tư mô hình trồng nấm linh chi để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Trồng nấm còn mang lại hiệu quả về mặt xã hội như tạo việc làm ổn định cho con em địa phương, góp phần cải thiện cuộc sống; giảm tỷ lệ nghèo của xã, riêng các hộ nghèo/cận nghèo trong HTX đã cơ bản thoát nghèo.
Hơn nữa, phát triển nghề trồng nấm góp phần hạn chế tình trạng đốt rơm rạ, tăng khả năng thích ứng với khí hậu cực đoan, giảm tối đa thiệt hại do biến đổi khí hậu.
Chủ tịch UBND xã Sơn Trường Trần Minh Truyền khẳng định: “Nghề trồng nấm có nhiều ưu điểm như chi phí đầu tư ban đầu ít, tận dụng được thời gian nông nhàn và phù hợp với mọi đối tượng lao động.
Với đầu ra ổn định, chúng tôi kỳ vọng mô hình trồng nấm sẽ gặt hái được thành công.
Trong năm 2016, sau khi hoàn tất việc chuyển giao KHCN và tự chủ được nguồn nguyên liệu, nghề trồng nấm sẽ mở ra cơ hội “vàng” cho người dân, giúp địa phương thoát nghèo bền vững”.
Related news
Ngày 12-12, tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (huyện Thống Nhất), thuộc Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, đã diễn ra hội nghị phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu bằng phế - phụ phẩm nông nghiệp tại các tỉnh phía Nam, thu hút đông đảo nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tham gia.
Trong 2 ngày 9 và 10 -12, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phó trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đến làm việc tại Đồng Nai, thẩm định việc xét công nhận huyện Xuân Lộc và TX.Long Khánh đạt chuẩn nông thôn mới.
Sáng 10-12, Đoàn công tác trung ương do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, Phó trưởng Ban chỉ đạo nông thôn mới Trung ương làm trưởng đoàn tiếp tục kiểm tra, đánh giá về xây dựng nông thôn mới tại TX.Long Khánh.
Hiện tại, nông dân ở huyện Cao Lãnh xuống giống trên 70ha rau màu các loại gồm: dưa leo, dưa hấu cải xanh, khổ qua, bầu, bí, ớt, cà chua tập trung ở các xã ven quốc lộ 30 và thị trấn Mỹ Thọ, trong đó, có trên 50ha dưa hấu. Người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, dùng màng phủ nông nghiệp nên hạn chế được sâu rầy trên cây dưa, giảm công tưới, ít hao phân.
Vào thời điểm này, các nhà vườn trồng hoa kiểng ở 2 xã Hòa Thành và Tân Dương, huyện Lai Vung đang tập trung đầu tư, chăm sóc với mong muốn hoa kiểng phát triển tốt và ra hoa đúng vào dịp Tết.