Cấm đưa khoai tây Trung Quốc vào bán tại Chợ nông sản Đà Lạt

Lô khoai tây Trung Quốc 30 tấn của bà Nguyễn Thị Vân, một trong 24 hộ kinh doanh tại Chợ nông sản Đà Lạt nhập về chợ đã bị Ban quản lý ngăn không cho đưa vào bán.
Bà Vân cho hay lô hàng này có đầy đủ giấy tờ hợp pháp, việc ban hành văn bản trên của thành phố Đà Lạt khiến nhiều tiểu thương có thể lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi hàng không thể vào chợ.
Từng bịch khoai tây Trung Quốc được dán mác khoai tây Đà Lạt chuẩn bị được chuyển lên xe tải để cung cấp cho chợ đầu mối các tỉnh.
Bà Vân cho biết chỉ mới biết đến văn bản này vào buổi sáng và nếu không đưa được hàng vào chợ thì có thể bị thiệt hại hơn 100 triệu đồng.
Tại văn bản số 5827/Ủy ban Nhân dân ngày 8.10.2015 của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội 3 tháng cuối năm 2015 nêu rõ:
“Đặc biệt xử lý triệt để tình trạng dùng khoai tây Trung Quốc giả khoai tây Đà Lạt, cương quyết không cho nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ đầu mối nông sản của thành phố để giả mạo khoai tây Đà Lạt phân phối đi nơi khác.”
Theo Trưởng phòng kinh tế thành phố Đà Lạt Dương Ngọc Đức, đây là một chủ trương nhằm ngăn chặn tình trạng “đội lốt” nông sản Đà Lạt, chợ Đà Lạt chỉ có thể kinh doanh nông sản của địa phương và các đặc sản của Lâm Đồng.
Chủ trương cấm khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản Đà Lạt tại văn bản trên nhằm ngăn chặn tình trạng vựa nhập khoai tây Trung Quốc rồi trộn đất đỏ làm đổi màu.
Sau đó, khoai tây Trung Quốc được bán ra thị trường bằng thương hiệu “khoai tây Đà Lạt” với giá cao hơn nhiều lần.
Đây là hành vi gian lận thương mại đánh lừa người tiêu dùng đồng thời gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, thương hiệu của khoai tây Đà Lạt.
Tuy nhiên, các hộ kinh doanh tại đây cho rằng ngày 20.10 họ mới được phổ biến nội dung văn bản này phải thực hiện ngay nên "trở tay không kịp."
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, trong vòng 3 tháng qua, đã có 1.063 tấn khoai tây Trung Quốc được nhập về Chợ nông sản Đà Lạt.
Đó là chưa kể lượng khoai tây Trung Quốc được nhập về Lâm Đồng nhưng không đưa vào chợ nông sản Đà Lạt mà tập trung tại các huyện Đức Trọng, Đơn Dương và nhiều cơ sở vùng ven thành phố Đà Lạt.
Chợ nông sản Đà Lạt có tổng cộng 75 hộ đang kinh doanh, trong đó tới 24 hộ là kinh doanh khoai tây. Vào thời điểm khoai tây Đà Lạt khan hiếm hoặc giá cao như hiện nay, gần như 100% các hộ này đều kinh doanh khoai tây Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, huyện Mường Nhé đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân.

Những năm gần đây Thanh Luông được đánh giá là xã có tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhanh và mạnh của huyện Điện Biên.

Điện Biên không chỉ là vùng đất lịch sử mà còn là nơi xây dựng ước mơ, ấp ủ làm giàu của rất nhiều nông dân vượt lên cái khó khăn, nghèo đói để trở thành những tấm gương sản xuất giỏi. Ông Lò Văn Tỉnh sống tại bản Khá, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên là tấm gương như thế.

Nhằm đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế về lâm nghiệp, những năm qua tỉnh ta đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp tham gia trồng rừng. Tuy nhiên, do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, đến thời điểm này, kết quả doanh nghiệp trồng rừng chưa thực sự khả quan, đó là chưa kể đến không ít dự án trồng rừng còn nằm “trên giấy”...

Đến gia đình anh Lê Xuân Hải, đội 3 Cộng Hòa, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên vào mùa hoa nhãn nở rộ thấy rõ cảnh tấp nập thu hoạch mật ong. Đây là một trong những hộ nuôi ong mật lâu năm nhất và cũng là người có số lượng đàn ong lớn nhất trong xã với hơn 200 đàn.