Có 4 hợp tác xã ca cao chứng nhận UTZ
Sản lượng ước tính năm 2015 khoảng 260 tấn trái. Trong đó, xã Long Thới có số hộ tham gia nhiều nhất, với 64 hộ, canh tác trên 31ha.
Từ đầu năm 2015 đến nay, có khoảng 4.500/8.200 cây ca cao được trồng mới trên tổng số cây đăng ký trồng mới năm 2015 trên địa bàn huyện.
Tham gia dự án, Ban chủ nhiệm và thành viên hợp tác xã được tập huấn các chuyên đề về kỹ năng quản lý, điều hành, bộ tiêu chuẩn chứng nhận UTZ, kỹ thuật canh tác ca cao theo tiêu chuẩn UTZ, thu hoạch, sơ chế, bảo quản ca cao, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, dự án hỗ trợ 30 triệu đồng cho các hợp tác xã để xây dựng quỹ tương trợ giúp nhau giữa các thành viên, bên cạnh còn hỗ trợ các dụng cụ chăm sóc cây ca cao và chế biến phân bón từ phế phẩm trái ca cao.
Dự án phát triển ca cao chứng nhận theo tiêu chuẩn UTZ chính thức được triển khai tại Bến Tre từ đầu năm 2011, dưới sự hỗ trợ của Hiệp hội Thụy Sỹ Vì sự hợp tác quốc tế Helvetas Việt Nam.
Mục tiêu nhằm góp phần nâng cao mức sống của cư dân nông thôn thông qua việc phát triển năng suất, tiếp thị ca cao chất lượng cao, bền vững.
Related news
Từ đầu năm 2014 đến nay, hàng chục gia trại ở xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình liên tục "bội thu" nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn, gà với số lượng lớn. Chỉ tính riêng 9 tháng của năm 2014, xã Cam Thuỷ đã có hàng chục gia trại xuất chuồng được hàng trăm con lợn, vài ngàn con gà, nhờ đó mà thu về lãi ròng trên 300 triệu đồng/1 gia trại...
Người dân xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa thường nuôi gà với quy mô nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức thả tự do, ban ngày gà tự đi kiếm ăn, đêm đến thì gà ngủ trên cây, gà chậm lớn, hay mắc bệnh, tỷ lệ chết cao, dẫn đến hiệu quả thấp.
Đây là ổ dịch cúm gia cầm H5N6 thứ 4 xảy ra trên đàn vịt tại tỉnh Quảng Ngãi. Hiện Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục giám sát chặt chẽ ổ dịch, kịp thời phát hiện và xử lý nếu phát hiện thêm ổ dịch mới. Đồng thời triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A (H5N6) lây sang người.
Đàn bò của tỉnh Yên Bái hiện có trên 18.000 con. Số lượng đầu đàn đang giảm dần qua từng năm. Không chỉ suy giảm về mặt số lượng mà chất lượng cũng là vấn đề cần được quan tâm. Để khắc phục những vấn đề này, việc bổ sung những giống mới vào là rất cần thiết. Vì vậy, thời gian qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã tiến hành cải tạo đàn bò bằng giống bò Brahman.
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, 85% chi phí thức ăn, 30% chi phí làm đệm lót sinh học. Qua hơn 2 tháng triển khai mô hình, hiện 53 con heo nuôi tại hộ ông Ngô Kim Sơn trên diện tích chuồng 70m2 đang phát triển tốt. Còn 22 con heo nuôi theo mô hình tại hộ bà Đoàn Thị Kim Khuê đã xuất chuồng với tổng trọng lượng hơn 1,8 tấn heo hơi (bình quân 84kg/con). Với giá bán 48.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi gần 15 triệu đồng.