Có 2.100 Ha Nhãn Bị Bệnh Chổi Rồng Đã Phục Hồi
Sau thời gian triển khai công tác chống dịch, đến nay có khoảng 2.100/2.700 ha nhãn tiêu da bò bị bệnh “chổi rồng” đã phục hồi và phát triển trở lại sau khi được cắt tỉa và phun thuốc (trong đó có 600ha cho trái).
Trong thời gian qua, ngành Nông nghiệp huyện đặc biệt chú ý đến công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các ngành chức năng và nông dân về mối nguy hại của bệnh “chổi rồng” trên cây nhãn để mọi người hiểu, biết cách phòng, chống bệnh và cùng nhau tham gia thực hiện.
Khuyến cáo nông dân thực hiện đúng cách chăm sóc, quản lý dinh dưỡng hợp lý, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt, tăng cường sức chống chịu, từ đó hạn chế sự phát triển, lây lan và tái nhiễm của bệnh, bảo vệ năng suất, sản lượng nhãn...
Song song đó, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh Tiền Giang, huyện đã thực hiện nhiều đợt dập dịch “chổi rồng” và hỗ trợ cho các nông dân ở 17 xã có nhãn bị thiệt hại do bệnh “chổi rồng”, với tổng kinh phí 19 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Để chủ động kỹ thuật trong quá trình nuôi vịt, cần phải biết đến một số bệnh thường gặp và cách phòng trị để hạn chế rủi ro đáng tiếc.
Nhờ nuôi gà mái đẻ mà có thu nhập bình quân 5 triệu đồng/tháng, 60 triệu/năm là mô hình chăn nuôi gà mái đẻ của gia đình cô Nguyễn Thị Tuyết Sương sống tại thôn Bình An, thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Hươu là con vật dễ nuôi, rất ít dịch bệnh, nguồn thức ăn chủ yếu là phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp nên chi phí ít, hiệu quả kinh tế cao.
Tân Bình là một xã ven biển của huyện Đầm Hà (Quảng Ninh). Xã có khoảng 400ha bãi triều được bà con sử dụng để nuôi tôm, khai thác sá sùng, ốc, ngao... và tận dụng bãi triều để nuôi vịt đẻ trứng.
Tuy chỉ đạt giải khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI nhưng giải pháp cải tiến kỹ thuật ghép mai cảnh và trồng ớt trên trụ được nhiều người quan tâm.