Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả ở ĐBSCL

Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả ở ĐBSCL
Ngày đăng: 30/09/2015

Nhìn chung, khi tăng diện tích lúa xuân hè sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng nước cho cây lúa và điều này càng khó khăn hơn ở một số khu vực thiếu nước để SX trong mùa khô hạn hoặc bị xâm nhiễm mặn trầm trọng như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang...

Vấn đề thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp để giảm diện tích đất lúa kém hiệu quả ở vụ xuân hè hoặc hè thu để chuyển đổi qua cây trồng cạn là điều cần thiết để đảm bảo SX nông nghiệp bền vững.

Nhu cầu nước tưới cho lúa xuân hè

Mùa khô ở các tỉnh ĐBSCL luôn trong tình trạng thiếu nước, lượng mưa chỉ chiếm 5-10% cả năm và khô hạn cục bộ diễn ra tại một số nơi; đặc biệt là ở các khu vực ven biển, xâm nhập mặn sớm và mạnh ở vùng cửa sông.

Trong những năm gần đây, ở ĐBSCL sau mỗi vụ lúa đông xuân thì diện tích đất chuyển sang trồng lúa xuân hè ngày càng tăng nhanh.

Do tình trạng khô hạn, xâm nhiễm mặn ngày càng gay gắt làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản và nghiêm trọng hơn là thiếu nước tưới cho lúa.

Qua kết quả nghiên cứu của Viện Lúa ĐBSCL cho thấy nếu mặt ruộng trồng lúa luôn ngập nước liên tục mỗi vụ sẽ tiêu tốn 4.038 m3/ha/vụ xuân hè, còn nếu tưới nước khô ngập luân phiên thì tiêu tốn 2.571 m3/ha/vụ.

Như vậy, mỗi m3 nước chỉ SX được 0,94-1,45 kg lúa, với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và liên tục tăng diện tích lúa xuân hè sẽ là những điều kiện bất lợi cho canh tác cây trồng.

Do đó, việc chuyển đổi cây trồng để có thể tiết kiệm nước tưới đang được xem là giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo về năng suất và hiệu quả kinh tế Nhu cầu nước tưới cho bắp lai xuân hè

Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chọn cây trồng cạn luân canh trên đất lúa phù hợp đang là giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả SX và kinh tế hiện nay.

Theo dự kiến của Bộ NN-PTNT, đến năm 2015, vùng ĐBSCL sẽ quy hoạch chuyển đổi 112.000 ha đất gieo trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai, đậu nành, rau màu, mè, đậu phộng… Trong các loại cây trồng cạn, bắp lai là cây trồng có khả năng thích ứng tốt trên những vùng đất khó khăn, đất lúa SX kém hiệu quả.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Lúa ĐBSCL trong thời gian gần đây cho thấy trồng bắp lai vụ xuân hè chỉ tiêu tốn 1.058 m3 nước/ha/vụ.

Như vậy, với biện pháp luân canh cây bắp lai trên nền lúa sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng nước (1.513 - 2.980 m3/ha/vụ) thấp hơn rất nhiều so với trồng lúa.

Trong vụ xuân hè năng suất lúa đạt bình quân là 4,12 - 4,28 tấn/ha, năng suất bắp lai thu được từ 6,24 - 6,91 tấn/ha, trung bình mỗi m3 nước SX được 3,25-4,19 kg hạt bắp. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng nước trên cây bắp đạt cao hơn so với cây lúa.

Khó khăn khi chuyển đổi

Hiện nay, vấn đề về hệ thống thủy lợi tưới tiêu cho cây trồng cạn vẫn chưa hoàn thiện. Đồng thời, cũng chưa có gói kỹ thuật hoàn chỉnh cho các hệ thống canh tác để tập huấn và khuyến cáo sản xuất.

Đối với cây bắp lai, kỹ thuật canh tác còn chưa hoàn thiện, ứng dụng cơ giới hóa chưa cao và đồng bộ, nhất là khâu thu hoạch và sau thu hoạch, giá cả bấp bênh, thị trường tiêu thụ chưa ổn định.

Lợi nhuận của nông dân trồng bắp vẫn còn thấp, khi phải cạnh tranh với bắp nhập khẩu.

Các giải pháp

Để giải quyết những khó khăn trong việc chuyển đổi cây trồng ở ĐBSCL, Nhà nước cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ để đủ sức hấp dẫn, thu hút các DN đầu tư liên kết với nông dân nhằm hình thành những vùng chuyển đổi tập trung, tạo khối lượng hàng hóa lớn, đủ điều kiện xây dựng cơ sở chế biến - tiêu thụ sản phẩm.

Từng địa phương cần có quy hoạch cụ thể về vùng chuyển đổi tập trung, đầu tư cải tạo hệ thống thủy lợi phù hợp với cây trồng chuyển đổi, nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Đồng thời, cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu, chọn tạo bộ giống cây bắp lai phù hợp với khu vực này, có các gói giải pháp kỹ thuật đồng bộ từ khâu làm đất, gi


Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Thiện Nhân Thăm Một Số Mô Hình Nuôi Tôm Ở Bạc Liêu Ông Nguyễn Thiện Nhân Thăm Một Số Mô Hình Nuôi Tôm Ở Bạc Liêu

Ngày 31/1, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã đi khảo sát một số mô hình nuôi tôm theo công nghệ mới tại Bạc Liêu. Đó là mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính của Tập đoàn Việt – Úc và công ty Hải Nguyên. Đây là 2 doanh nghiệp hiện đang sở hữu những công nghệ và quy trình nuôi tôm có năng suất rất cao.

02/02/2015
Kinh Nghiệm Nuôi Trâu Vỗ Béo Ở Huyện Điện Biên Đông Kinh Nghiệm Nuôi Trâu Vỗ Béo Ở Huyện Điện Biên Đông

Với mục tiêu khai thác tốt thế mạnh của địa phương, thời gian qua việc nuôi trâu vỗ béo đã thực hiện có hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, đồng thời cũng là kinh nghiệm hay để các địa phương khác có thể tham khảo.

02/02/2015
Nuôi Dê Dễ Sinh Lợi Nuôi Dê Dễ Sinh Lợi

Đó là thực tế của ông Lê Văn Thành, ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Năm 2003, ông mua 6 con dê cái và 1 con dê đực giống về thả nuôi ở vạt rừng, gò đồi cây thấp rộng khoảng 50 ha ở địa phương. Các loại lá cây rừng là món ăn ưa thích của dê, mỗi con trong ngày có thể ăn 5 kg lá.

02/02/2015
Bất Cập Trong Sản Xuất, Tiêu Thụ Gà Đồi Yên Thế (Bắc Giang) Bất Cập Trong Sản Xuất, Tiêu Thụ Gà Đồi Yên Thế (Bắc Giang)

Năm 2014, chăn nuôi gà đồi ở Yên Thế phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt. Thời điểm này, với giá bán 65 - 75 nghìn đồng/kg, cứ 1.000 con gà người chăn nuôi lãi 15 - 20 triệu đồng. Nếu tập trung khắc phục những bất cập trong sản xuất và tiêu thụ thì chăn nuôi gà còn đạt hiệu quả cao hơn.

02/02/2015
Vì Sao Dalat Milk Ngưng Mua Sữa Có Tỷ Lệ Nước Trên 4%? Vì Sao Dalat Milk Ngưng Mua Sữa Có Tỷ Lệ Nước Trên 4%?

Công ty cổ phần sữa Đà Lạt (Dalat Milk) thông báo, nếu trong sữa bò mà nông dân giao cho nhà máy có tỷ lệ nước từ 4% trở lên thì người bán sẽ bị nhắc nhở và sau 6 lần kiểm tra mà sữa vẫn có tỷ lệ nước trên 4%, công ty sẽ ngưng nhận sữa từ nông dân nuôi bò có hợp đồng bán sữa với công ty.

02/02/2015