Háo Hức Trồng Hoa Chất Lượng Cao
Dự án sản xuất hoa chất lượng cao đang triển khai ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội cho hiệu quả kinh tế gấp 4 - 5 lần trồng lúa. Đây là hướng đi của huyện trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho bà con ND.
ND tiếp cận cách làm mới
Ông Chu Văn Hòa - Chủ nhiệm HTX Đan Phượng cho biết: “Trước đây, toàn bộ 176ha diện tích đất nông nghiệp của xã chủ yếu là trồng lúa nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện, xã Đan Phượng đã chuyển 8,1ha đất trồng lúa sang trồng hoa chất lượng cao. Đi vào triển khai từ đầu tháng 10 đến nay, toàn xã đã triển khai được 7,3ha gồm: Hoa ly 5,5ha, hoa cúc 1,8ha”.
Dự án sản xuất hoa chất lượng cao có tổng vốn đầu tư là 25,1 tỷ đồng. Trong đó phòng kinh tế huyện hỗ trợ 432.040.000 đồng, còn lại là số vốn đối ứng của xã và các xã viên đầu tư. Dự án có sự tham gia của 50 hộ, triển khai trên diện tích 8,1ha với các loại hoa như ly, cúc, đồng tiền.
Cũng theo ông Hòa, học tập cách làm từ mô hình trồng hoa của các xã lân cận trong huyện, khi thực hiện dự án HTX Đan Phượng đã phối hợp với phòng kinh tế, trạm bảo vệ thực vật, Hội ND, trạm khuyến nông huyện tổ chức 2 buổi tập huấn về KHKT cho bà con ND. Được tiếp cận với cách làm mới, công nghệ cao, ND sẽ nâng cao được thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Dự án sản xuất các loại hoa chất lượng cao đòi hỏi về kỹ thuật, trong khi xã viên của HTX phần lớn không nắm được kỹ thuật nên HTX đã khuyến khích và kêu gọi ND ở nơi khác đến thuê đất đầu tư. Từ đó giúp giải quyết việc làm cho các xã viên trong xã.
Anh Nguyễn Văn Dư (xã Tây Tựu, Từ Liêm) là một trong 50 hộ tham gia dự án sản xuất hoa chất lượng cao tại đây. Anh chọn cây hoa ly để trồng. Anh Dư chia sẻ: “Sinh ra từ mảnh đất Tây Tựu có truyền thống trồng hoa và đã 10 năm trong nghề, tôi cũng có chút “vốn liếng” về kỹ thuật trồng hoa ly. Được HTX tạo điều kiện cho thuê đất làm dự án, tôi đã tạo việc làm cho 15 lao động tại địa phương”.
Hiệu quả kinh tế tăng cao
Ông Nguyễn Hữu Tịnh - Phó phòng Kinh tế huyện Đan Phượng cho biết: Xã Đan Phượng là một trong những điểm sáng về xây dựng nông thôn mới. Nhờ sự nhanh nhạy trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên đời sống của người ND được nâng lên rõ rệt. Đến nay, thu nhập bình quân trên đầu người của xã đạt 23 triệu đồng/năm (bằng với chuẩn nông thôn mới), đạt 16/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới”.
Theo ông Chu Văn Hòa, HTX Đan Phượng đã hỗ trợ vốn xây dựng hệ thống đường giao thông nội đồng, đường điện, xây hệ thống nhà lưới đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ cho ND trồng hoa chất lượng cao.
Chị Nguyễn Thị Hương - xã viên HTX Nông nghiệp và sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp Đan Phượng cho hay: “Được tiếp cận với giống cây trồng mới, áp dụng phương pháp kỹ thuật công nghệ cao nên thu nhập của gia đình tôi cũng tăng lên đáng kể”.
Đánh giá về hiệu quả của dự án, ông Tịnh khẳng định: “Dự án thực hiện đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng chục ND với thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, dự án góp phần nâng cao nhận thức của ND về sản xuất nông nghiệp theo phương thức công nghệ cao, sinh thái bền vững”.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 21-8, trên sông Tiền, thuộc địa bàn phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Trung tâm giống thủy sản, Chi cục Thủy sản và Hiệp hội Thủy sản tỉnh An Giang (AFA) cùng với nhân dân trong tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ đã tổ chức "Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Tiền".
Ông Nguyễn Hạnh có thâm niên đánh bắt, thành viên Nghiệp đoàn khai thác hải sản phường Phước Hội (Bình Thuận) có 2 chiếc tàu công suất lớn: 285 CV, 485 CV với hơn 20 thuyền viên hành nghề câu khơi. Vụ cá nam này, 2 chiếc đều bám biển ngoài khơi, nhà giàn DK1, phía Nam đảo Côn Sơn hơn cả tháng, khai thác được 3- 4 tấn cá các loại có giá trị như: cá cam, ngừ, hà lan, sơn đỏ nhưng giá cá bán tại cảng La Gi hạ làm thu nhập giảm sút.
Ở Phú Yên, phân bò đang trở nên đắt hàng, được xuất bán ra nhiều tỉnh. Có những thời điểm mưa kéo dài, giá phân bò xuống thấp nhưng nhiều người vẫn đổ xô đem bán, trong khi đó các cánh đồng đang kiệt sức vì thiếu phân bò làm ”vốn” dinh dưỡng.
Thống kê sơ bộ của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mỗi địa phương vùng ĐBSCL canh tác khoảng 20-30 giống lúa khác nhau cho mỗi vụ lúa. Nhiều ý kiến cho rằng: Trong cùng một cánh đồng, sản xuất nhiều giống khác nhau khiến chất lượng lúa gạo không đồng đều và giá trị thương mại của sản xuất lúa gạo không cao.
Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân, Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết - Bình Thuận) triển khai thí điểm mô hình trồng nấm rơm bước đầu đem lại hiệu quả.