Chuyện ở một nhà vườn trồng hoa Tết
Anh Sang còn vinh dự được nhận Giải thưởng Lương Ðịnh Của vinh danh nhà nông trẻ xuất sắc năm 2013 của T.Ư Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh. Những thành quả đó đều bắt nguồn từ vườn trồng hoa của anh.
Vườn hoa của anh Lê Văn Sang, ở thôn An Trinh, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ và các hoạt động hàng ngày.
Hiện tại anh Sang đang tất bật với mùa hoa Tết năm 2016. Vừa chọn cắt tỉa cây giống non để chuyển sang công đoạn ươm tiếp, anh Sang tâm sự: “Giữa tháng 4 Âm lịch tôi đã lên Đà Lạt mua 25.000 cây cúc giống về ươm trồng. Rồi ròng rã chăm sóc mấy tháng trời mới có được vườn cúc giống như thế này”.
Đến thời điểm đầu tháng 8 Âm lịch, anh Sang đã ương hàng trăm ngàn cây cúc giống. Năm nay, đến thời điểm này, anh đã xuất bán 100 ngàn cây cúc giống, thu về 22 triệu đồng.
Anh Sang giãi bày: “Mấy năm gần đây, giá cúc giống mua từ Đà Lạt cùng các loại vật tư trồng cúc đều ổn định nên giá cây giống vẫn giữ ở mức 220 ngàn đồng/1 ngàn cây. Điều tôi quan tâm nhất là làm sao chất lượng cây giống tốt nhất, người mua đem về trồng được dễ dàng, đảm bảo cúc phát triển đúng ngày, đúng lứa, cho hoa đẹp và nở đúng vào thời điểm Tết. Như vậy thì năm sau khách hàng sẽ tiếp tục lấy cúc giống của mình”.
Tết năm ngoái, anh Sang đã xuất bán 200 ngàn cây cúc giống, vẫn không đủ, phải đưa thêm về từ Đà Lạt xấp xỉ 20.000 cây nữa mới đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Theo dự tính, năm nay anh Sang sẽ xuất bán ít nhất 220 ngàn cây cúc giống.
Bên cạnh bán cúc giống, anh Sang cũng trồng 500 chậu cúc bán Tết. Vụ cúc Tết năm 2015, từ bán 400 chậu cúc (bình quân 200 ngàn đồng/chậu) và hơn 200 ngàn cúc giống, anh tổng thu hơn 130 triệu đồng, trừ chi phí, còn lãi 80 triệu đồng. Anh còn tự đúc chậu nên giảm được chi phí, tăng lợi nhuận. “Thiệt ra đó là tiền công của mình thôi, tóm lại thì ngày công vẫn cao hơn làm lúa, trồng ớt, trồng bắp…” - anh Sang tâm tình.
Những ngày này, đến khu vườn của anh Sang, như thấy mùa xuân đang đến gần. Ở đây công việc khá tất bật, người chọn cắt ngọn; người ươm trồng cây con; người nhổ xếp cây giống vào bao bì cho khách hàng đến lấy…Với anh Lê Văn Sang - nhà nông trẻ xuất sắc - đây là mùa bận rộn, bởi những công việc vào mùa hoa Tết luôn hối hả…với bao niềm hy vọng sẽ có những chậu hoa cúc vàng rực rỡ mùa xuân.
Có thể bạn quan tâm
Hồng không hạt hay còn gọi là hồng ngâm do trước khi ăn, phải ngâm hồng qua nước để khử chát. Hồng không hạt ở Lạng Sơn có khoảng 300 ha, sản lượng hàng năm ước tính khoảng 1.200 tấn quả.
Hội đồng KH-CN tỉnh vừa tiến hành xét tuyển đơn vị và cá nhân thực hiện đề tài Xây dựng mô hình nuôi bào ngư vành tai tại Phú Yên. Đợt xét tuyển lần này chỉ có Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản tỉnh tham gia và kỹ sư Võ Minh Hải, cán bộ kỹ thuật của trung tâm này làm chủ nhiệm đề tài. Mục tiêu của đề tài nhằm phát triển nghề nuôi bào ngư vành tai, hoàn thiện quy trình nuôi bào ngư vành tai tại Phú Yên.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH-CN) cấp tỉnh vừa tổ chức nghiệm thu và xếp loại xuất sắc dự án (DA) “Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm hàu và chế biến thực phẩm chức năng từ hàu tại Bình Định”. DA thuộc Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi, giai đoạn 2011-2015” do Bộ KH-CN quản lý.
Thời gian qua, nhờ tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, chủ động phòng chống dịch bệnh và quan tâm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản, sản lượng thu hoạch các loại thủy sản trên địa bàn quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) vẫn được duy trì ở mức cao dù diện tích nuôi có giảm.
Báo cáo của hiệp hội gia cầm Việt Nam cho biết, năm 2013 cả nước có gần 320 triệu con gia cầm, trong đó chủ yếu là nhỏ lẻ. Bên cạnh thiếu liên kết giữa các khâu còn rất yếu thì việc định hướng thị trường cũng chưa chính xác do số liệu của tổng cục thống kê mới chỉ bẳng 35% so với thực tế.