Chuyện nuôi nghêu ở Phú Hải
Sau đó, nhiều hộ chuyển sang nuôi nghêu. Con nghêu có vẻ phù hợp với vùng biển Phú Hải, nhiều người từ nuôi nghêu mà có tiền sửa sang nhà cửa, mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt trong nhà.
Từ nuôi nghêu đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trong xã.
Phong trào nuôi nghêu trên bãi triều cứ vậy phát triển dần ở xã Phú Hải, năm 2006 là năm có đông người nuôi nghêu nhất, tới 112 hộ nuôi trên diện tích 193,62ha bãi triều.
Nhà nhà nuôi nghêu, người ít vốn thì đầu tư giống giá rẻ, người thiếu kỹ thuật thì thả nhiều nghêu hơn trên cùng một diện tích.
Vậy là con nghêu chết hàng loạt do sống chật chội, giống xấu.
Nhiều người trắng tay dù cả năm vất vả, nhiều hộ vay ngân hàng với khoản nợ khó trả.
Đang vụ thu hoạch nghêu, nhưng các bãi nuôi ở Phú Hải vẫn vắng tanh kẻ bán, người mua.
Trước thực trạng này, xã Phú Hải đã có biện pháp quy hoạch bãi triều.
Có nhiều năm, cán bộ xã buộc các hộ nuôi nghêu nghỉ ngơi một vụ hoặc cả năm nhằm mục đích khôi phục lại bãi triều bị nhiễm độc từ nuôi nghêu.
Những năm sau hiện tượng nghêu vẫn chết rải rác.
Người nuôi nghêu cũng chỉ biết đoán già, đoán non nguyên nhân tại thế này, thế kia.
Nghề nuôi nghêu giống như “đánh bạc với trời”.
Nhiều hộ không trụ được đành phải bán hoặc cho thuê bãi nuôi cho các hộ khác có năng lực về tài chính, năng động về tiếp cận thị trường.
Cũng thời gian này Phòng NN&PTNT huyện cùng vào cuộc, tổ chức nhiều buổi tập huấn nuôi nghêu cho bà con.
Năm 2014 được coi là năm thắng lợi nhất của các hộ nuôi nghêu ở Phú Hải, sản lượng thu được gần 3.000 tấn, gấp 3 lần năm 2013, lại bán được giá, khoảng 21.000 đồng/kg.
Mùa thu hoạch, người bán người mua đều bận rộn, vui mừng, thương lái ra hẳn ngoài bãi thu gom hàng.
Nhiều hộ nuôi nghêu xây được nhà mới, sắm nhiều tiện nghi đắt tiền trong nhà, trả nợ ngân hàng.
Năm nay diện tích nuôi nghêu ở xã tăng lên 400ha, gấp đôi năm trước, sản lượng ước tính gần 6.000 tấn.
Nhưng thay vào niềm vui được mùa lại là một mùa nghêu buồn ở Phú Hải.
Đến nay đã cuối vụ thu hoạch, nhưng ngoài bãi triều vẫn vắng bóng kẻ bán, người mua.
Anh cán bộ xã đưa tôi thăm bãi triều bảo, còn khoảng 5.000 tấn nghêu dưới bãi chưa khai thác.
Qua khoảng bãi rộng gần trăm ha tôi mới gặp được vài người đang cào nghêu.
Bà Nguyễn Thị Hồng (thôn Nam) dừng tay cào nghêu tiếp chuyện chúng tôi, bảo: Giá nghêu năm nay chỉ được 9.000 đồng/kg.
Năm trước vào mùa thu hoạch, một hộ nuôi xuất được vài tấn nghêu/ngày.
Các thương lái thu mua nghêu để xuất sang Trung Quốc.
Năm nay nghêu chỉ bán được ở chợ các xã trong huyện, cả huyện tiêu thụ chỉ vài tấn nghêu/ngày.
Gia đình bà có nghề nuôi ngao, nghêu từ năm 1996.
Cả 4 con trai của bà hiện đều nuôi nghêu; mỗi người vay ngân hàng khoảng 200 triệu đồng, diện tích nuôi hơn 20ha.
Năm nay, gia đình bà và các con thả khoảng 30 tấn nghêu giống, dự tính sản lượng từ 400 - 500 tấn.
Vậy mà bây giờ đa phần số nghêu đó vẫn nằm dưới bãi triều vì không bán được.
Chỉ hơn một tháng nữa mà không bán đi được, nghêu sẽ há miệng chết, để lại khoản nợ vay khó có khả năng chi trả cho người nuôi.
Theo nhiều hộ nuôi nghêu xã Phú Hải, sở dĩ nghêu năm nay không bán được do người nuôi thả với mật độ quá dày, khiến con nghêu gầy, bé.
Cũng có những ý kiến khác là do giống nghêu năm nay khác lạ không như mọi năm, nghêu tự sinh sản khiến nghêu mẹ gầy, nhiều nghêu con, dẫn đến mật độ dày.
Thương lái chê nghêu gầy, vậy là con nghêu đành nằm chờ ngoài bãi hoặc chỉ bán nhỏ giọt giá rẻ trên địa bàn huyện.
Từ mấy năm nay, xã đã có dự định xây dựng sản phẩm OCOP “Nghêu Phú Hải”, nhưng với đầu ra không ổn định nên chưa được huyện chấp nhận.
Huyện đã cho đơn vị tư vấn, khảo sát để xây dựng sản phẩm OCOP “Nghêu hun khói”, nhưng 1kg nghêu tươi sau khi hun khói chỉ còn 0,02g nghêu thành phẩm, khiến giá thành đội lên rất cao, nên phía doanh nghiệp không làm.
Phòng NN&PTNT huyện cũng đã kết nối với một đơn vị doanh nghiệp ở huyện Vân Đồn, đơn vị này đã tính chuyện đầu tư máy hấp, máy bóc vỏ nghêu nhằm tạo ra sản phẩm ruốc nghêu.
Thế nhưng do việc đầu tư xưởng và máy móc cao, trong khi sản phẩm nghêu tươi thất thường, khiến nhà đầu tư đắn đo.
Điều nữa, Dự án khu công nghiệp Hải Hà tuy chưa đi vào hoạt động, nhưng mọi người đều lường trước nguồn nước khu vực nuôi nghêu sẽ không còn được như trước.
Xem ra việc nuôi nghêu ở Hải Hà đang đứng trước nhiều lựa chọn...
Có thể bạn quan tâm
Với sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, một số nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã mạnh dạn nuôi các vật nuôi mới. Trong đó, cua đinh là một trong những vật nuôi đem hiệu quả kinh tế khá cao.
Tốt nghiệp THPT, anh Nguyễn Thành Đam, xã Hải Châu (Hải Hậu - Nam Định) thi vào Khoa Kế toán Trường Trung cấp Nông nghiệp Nam Định, rồi liên thông đại học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Năm 2003, anh bàn với bố mẹ nhận đấu thầu 3 mẫu đầm nuôi tôm sú và cua.
Huyện Thới Bình (Cà Mau) vừa thành lập đoàn cán bộ đi khảo sát thực tế về thực trạng người dân ấp 2, xã Tân Lộc tự ý đưa nước mặn vào vùng đất sản xuất lúa 2 vụ để nuôi tôm.
Sở NNPTNT Bến Tre, Vĩnh Long cho biết hiện nay cá tra phát triển khá tốt, các cơ sở nuôi đang tiếp tục thả giống. Giá thu mua cá tra nguyên liệu trong tháng tăng nhẹ, dao động từ 24.500-25.500 đồng/kg, người nuôi bắt đầu có lãi.
Để đảm bảo không làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và không gây ô nhiễm mặn nguồn nước mặt do khoan khai thác nước dưới đất để nuôi trồng thủy sản, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn chỉ đạo về việc cấm khai thác, sử dụng nước dưới đất để nuôi tôm thẻ chân trắng và các loài thủy sản khác.