Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Ôsin Cho Cá Tra!

Làm Ôsin Cho Cá Tra!
Ngày đăng: 30/09/2012

Để giúp cá mau lớn, giảm rủi ro bệnh tật, hiện nay nhiều “đại gia” nuôi cá tra ở miền Tây thuê hẳn cả đội ngũ “ôsin” hút bùn chuyên nghiệp, chỉ cáng đáng mỗi việc “tẩy” sạch chất cặn bã dưới đáy ao.

Cưng cá như… con

Chiếc vỏ lãi rẽ sóng vượt sông Hậu chạy băng băng thẳng tiến qua cù lao ấp Nhơn Hòa, xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang để đưa chúng tôi vào vùng nuôi cá tra của Công ty cổ phần Thủy sản Nhơn Mỹ - Gentraco.

Ông Nguyễn Thành Phước – Giám đốc vùng nuôi Gentraco fish cho biết: Thời gian qua giá cả con cá tra không ổn định, trồi sụt thất thường, thị trường xuất khẩu ngày một khắt khe khiến nhiều người nuôi cá nhỏ lẻ phải “treo ao”. Do vậy, làm sao để thịt con cá tra đạt được cả về chất và lượng, đáp ứng được tiêu chí của người tiêu dùng, đòi hỏi người nuôi phải có cách làm riêng. 
“Vì lẽ đó, chúng tôi ký hợp đồng thuê hẳn một đội ngũ “ôsin” hút bùn để thường xuyên theo dõi, làm sạch định kỳ các tầng đáy ao, loại bỏ các ký sinh trùng độc hại, tạo môi trường thông thoáng cho cá, giúp cá mau lớn” – ông Phước nói. 
Ông Trần Văn Tửng (Năm Tửng), ngụ ở cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ, một trong những người có thâm niên trong nghề hút bùn cho cá tra chia sẻ: “Cả gia đình tôi có 4 người làm nghề này đã ngót nghét gần chục năm. Trước kia làm chỉ đủ tiền cơm ba bữa, vài năm trở lại đây, người nuôi cá kỹ tính hơn trong chuyện làm sạch ao nuôi định kỳ cho nên nhu cầu ngày càng nhiều”. 
Anh Tám Lộc, một đại gia nuôi cá ở An Giang cho hay: Trước kia, người nuôi cho rằng rải vôi làm sạch đáy ao, xử lý rong tảo trước khi thả cá cơ bản là xong; trong quá trình nuôi chưa chú trọng lắm đến việc xử lý những chất cặn bã nằm sâu dưới tầng đáy ao. Để giúp cá “dễ thở”, thịt ngon, mau lớn, ít bệnh, năng suất cao, ngày nay, người nuôi phải làm công việc hút bùn định kỳ thường xuyên. 
“Rái cá” miền Tây

Bốn cái máy hút bùn to đùng cứ trôi lững lờ hết từ đầu ao này đến đầu ao kia; tiếng nước lủm bủm của những người thợ lặn thở ra từ dưới đáy ao hết sức nhịp nhàng, đều đặn. Ngồi trên bờ ao, ông Năm Tửng chia sẻ về nghề: “Cái nghề này coi vậy mà khó nhai lắm! Người có sức khỏe hết sức dẻo dai mới bám trụ được với nghề”. 
Theo những người chuyên làm nghề hút bùn cho các ao cá, để có được một bộ máy hoàn thiện, chạy “ngon cơm” phải tốn chí ít khoảng 20 triệu đồng để mua sắm thiết bị, nào là: Giàn máy, ống dẫn hơi; dây hút bùn; thùng phuy; mặt nạ trùm mắt… 
Anh Lê Văn Quý, một “ôsin” cho cá từ dưới đáy ao trồi lên mặt nước đầu tóc ước sũng bộc bạch: “Nghề hút bùn tuy cực nhưng thu nhập ổn định bình quân từ 3 – 4 triệu đồng/tháng nên quyết bám trụ”. Còn anh Nguyễn Văn Quang mặt mày xanh rớt, môi tím rịm, run rẩy nói: “Thông thường thời gian mỗi ca lặn của anh em độ từ 3 – 4 tiếng mới nổi lên mặt nước; thường lặn dưới độ sâu từ 3 – 6m (tùy vào độ sâu của ao); tiền công mỗi tiếng được trả 29.000 đồng”. 
“Bình quân thời gian để làm sạch một ao cá tra phải mất độ chừng một tuần; lớp sình được hút để làm sạch là dày khoảng 1,5 tấc”. 
Ông Trần Văn Tửng

Ông Năm Tửng lý giải: Sở dĩ mỗi ca lặn hút bùn có độ thời gian kéo dài từ 3 – 4 tiếng, vì mỗi lần trồi lên mặt nước người thợ lặn rất mất thời gian để vận hành, lấy hơi như từ lúc đầu. Người thợ lặn như những con “rái cá” tung hoành ngang dọc, chỉ cần dùng tay rà sơ qua là họ biết khu vực nào còn hay không còn các chất cặn bã. 
“Bình quân thời gian để làm sạch một ao cá tra phải mất độ chừng một tuần; lớp sình được hút để làm sạch là dày khoảng 1,5 tấc. Nghề này đòi hỏi người thợ lặn phải am tường rất kỹ về kỹ thuật lặn, không khéo sức nước sẽ ép làm người lặn ra máu mũi, lâu dài sẽ bị lãng tai” – ông Năm Tửng chia sẽ về nghề.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Sú Đang Trở Lại “Ngôi Vương” Tôm Sú Đang Trở Lại “Ngôi Vương”

Giá tôm thẻ chân trắng không ổn định, xuống thấp như hiện nay, nhiều hộ dân nuôi tôm ở Cà Mau đang chuyển sang nuôi tôm sú truyền thống. Từ đó, diện tích nuôi tôm sú đang tăng trở lại sau một thời gian bị tôm thẻ chân trắng thống trị hơn 80% diện tích nuôi công nghiệp.

25/07/2014
Kỳ Lạ Mùa Điều Bình Phước Kỳ Lạ Mùa Điều Bình Phước

Năm 2014, tổng diện tích cây điều ở Bình Phước khoảng 135.000 ha, trong đó, diện tích đang cho thu hoạch là 132.575 ha. Dự kiến năng suất gần 1tấn/ ha thì sản lượng điều của tỉnh đạt hơn 132 ngàn tấn. Từ một loại cây trồng chủ lực, cây điều đã trở thành cây làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên đất Bình Phước.

04/04/2014
Người Nuôi Nghêu Lại Lao Đao Người Nuôi Nghêu Lại Lao Đao

Sau khi được hợp nhất, hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu tưởng chừng sẽ trở thành điểm tựa cho người dân nghèo xứ bãi bồi cũng như người nghèo thập phương. Thế nhưng, sau một thời gian thả nuôi, mục tiêu ấy giờ đây không được hiện thực hoá khi giá nghêu giảm thê thảm. Tình trạng giá nghêu thịt xuống thấp làm cho các xã viên HTX nuôi nghêu thương phẩm Đất Mũi lâm vào tình cảnh lao đao.

25/07/2014
Vì Sao Cá Ngừ Việt Nam Không Thể Làm Sushi? Vì Sao Cá Ngừ Việt Nam Không Thể Làm Sushi?

Dùng chày gỗ đập chết, để trên nền đất sau khi đánh bắt... là những nguyên nhân khiến cho cá ngừ Việt Nam khó xuất sang Nhật Bản để làm các món tươi sushi, sashimi.

04/04/2014
6 Tháng Cuối Năm Phấn Đấu Sản Lượng Lương Thực Đạt 131.430,82 Tấn 6 Tháng Cuối Năm Phấn Đấu Sản Lượng Lương Thực Đạt 131.430,82 Tấn

Trong đó, lúa xuân 3.310,48 ha, đạt 98,53% KH; ngô đông xuân 25.290,31 ha, đạt 101,24% KH; đỗ tương 1.011,44 ha, đạt 87,82% KH; thuốc lá 3.739,56 ha, bằng 111,85% KH; mía 4.110,24 ha, đạt 96,79% KH...

25/07/2014