Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng sức cạnh tranh gà thả vườn

Tăng sức cạnh tranh gà thả vườn
Ngày đăng: 30/05/2015

Vì vậy cần phát triển mạnh các giống gà thả vườn mới đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.

Tầm quan trọng

Để đạt được yêu cầu trên, gà thả vườn phải nuôi kéo dài hơn, chuồng trại đơn giản không cầu kỳ, cho ăn các loại thức ăn sẵn có như bắp, lúa, khoai mỳ, cám gạo, rau củ quả, cỏ...

Tuy thời gian nuôi kéo dài hơn nhưng nhờ ưu thế thả vườn, gà đi lại nhiều giúp thịt chắc và ngon hơn gà công nghiệp, khối lượng đạt 1,8 - 2kg lúc 75 - 90 ngày tuổi. Nuôi thả vườn, giá thành thức ăn giảm hơn, giá bán cao hơn gà công nghiệp.

Theo Hội Chăn nuôi VN, trong năm 2014, sản phẩm thịt gà thả vườn ở VN đạt 560.000 - 620.000 tấn trong khi gà công nghiệp chỉ có 393.000 - 402.000 tấn. Rõ ràng gà thả vườn vẫn chiếm ưu thế trong tiêu dùng ở nước ta.

Đây chính là ưu thế cạnh tranh quan trọng trong sản phẩm thịt gia cầm hiện nay. Ngoài thịt thì trứng gia cầm muối cũng là một sản phẩm có ưu thế cạnh tranh.

10 mặt hàng đứng đầu trong thương mại thế giới năm 2012 trong đó có thịt gà và trứng gà (theo FAO, tại Hội nghị quốc tế ngành công nghiệp chế biến tại TP.HCM 2015). Qua đó càng thấy vai trò quan trọng của sản phẩm gia cầm với nhu cầu tiêu dùng.

Kinh tế ngày càng phát triển, tầng lớp trung lưu sẽ tăng theo, do vậy nhu cầu thực phẩm chế biến cũng tăng theo. Song thực phẩm phải đạt chất lượng cao và hợp thị hiếu qua chế biến. Sản phẩm càng hấp dẫn, bao bì càng bắt mắt sẽ càng thu hút người tiêu dùng.

Từ những phân tích trên có thể khẳng định sản phẩm gia cầm thả vườn nhất là gia cầm qua chế biến luôn là sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng.

Do tập quán sử dụng sản phẩm gia cầm của người VN nên gà thả vườn là sản phẩm có ưu thế cạnh tranh mạnh mẽ với gà nhập ngoại.

Nâng năng suất, chất lượng

Để nâng cao sản lượng, chất lượng gà thả vườn cần có chính sách phát triển cụ thể và phù hợp gắn kết chặt chẽ gữa công nghiệp chế biến với SX nguyên liệu và thị trường chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi gia cầm.

Hy vọng trong thời gian tới thông qua những chương trình kinh tế của Nhà nước thuộc các ban chỉ đạo kinh tế ở từng vùng được Bộ NN-PTNT cụ thể hóa trong những văn bản sẽ có những bước chuyển biến.

Cần biến ý tưởng thành hành động cụ thể thông qua tổ chức thực hiện nếu không ý tưởng cũng chỉ là khẩu hiệu hô hào.

Sau đây xin đề xuất những giải pháp cần được quan tâm triển khai trong quá trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi, cụ thể là SX gia cầm theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với SX nguyên liệu và thị trường mà Bộ NN-PTNT đề ra.

Trước mắt nên tập trung xây dựng các HTX chăn nuôi gia cầm tự nguyện chuyên ngành không hạn chế về địa lý hành chính với quy mô tối thiểu 1.000.000 con/năm trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với SX nguyên liệu và thị trường ở các xã NTM.

Tuy nhiên phải có chính sách hỗ trợ về vốn vay và kỹ thuật chế biến của Nhà nước trong giai đoạn đầu. HTX từng bước tích lũy kinh nghiệm thị trường để phát triển thành Cty SX chế biến gia cầm ở từng vùng.

a. Nâng cao chất lượng giống qua chọn lọc với gà thả vườn là giống cần ứng dụng công nghệ gen để phát hiện được những gen có liên quan đến sinh trưởng và chất lượng thịt, qua đó chọn những cặp gen để nhân giống, nâng cao năng suất, chất lượng và độ đồng đều của sản phẩm gà thả vườn là một hướng đi quan trọng trong công tác giống hiện nay.

b. Sử dụng công nghệ gen trong việc xác định sớm các bệnh cần phòng và loại thải, chọn lọc nâng cao sức đề kháng nhằm nâng cao tỷ lệ sống ở các giống gà thả vườn.

c. Xác định chính xác nhu cầu dinh dưỡng của từng giống để có thể sử dụng nguồn thức ăn địa phương trong nuôi dưỡng giúp người dân tự phối hợp khẩu phần phù hợp theo nguồn thức ăn có ưu thế ở mỗi địa phương nhằm giảm giá thành sản phẩm.

d. Xây dựng nhiều HTX chuyên ngành SX gia cầm khép kín có quy mô trên 1.000.000 con/năm để nuôi, giết mổ, chế biến an toàn thực phẩm, bảo quản, tồn trữ đưa ra mạng lưới tiêu thụ sản phẩm gia cầm rộng rãi trong cả nước.

e. Từng HTX cần tổ chức liên kết giữa các hộ trong HTX chăn nuôi chuyên ngành (không giới hạn vùng địa lý và hành chính) để quy mô phát triển theo nhu cầu xã hội nhưng phải mang tính kế hoạch thị trường nhằm tránh rủi ro.

Liên kết với các DN để có đầu ra tốt cho sản phẩm gia cầm hoặc HTX tự liên kết chăn nuôi theo VietGAHP, giết mổ, chế biến và bảo quản theo quy trình an toàn thực phẩm, đưa sản phẩm tiêu thụ ở nhiều nơi khác nhau như chợ, nhà hàng, bệnh viện, trường học, siêu thị hay cửa hàng tiện ích ở khu đô thị, khu công nghiệp... và bước đầu có thể giới thiệu sản phẩm qua Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm ra các nước có nhu cầu.

e. Tăng cường phổ biến kiến thức tổng hợp qua các khóa tập huấn định kỳ theo chương trình khuyến nông của Nhà nước hoặc các chương trình hợp tác quốc tế, đặc biệt là các lớp tập huấn về thú y, giết mổ, tổ chức thị trường. Cần chú ý đến các xã NTM, vùng sâu vùng xa và vùng khó khăn để phát triển giống vật nuôi ngắn ngày này.

f. Các HTX cần xây dựng thương hiệu có chỉ dẩn địa lý để phát triển sản phẩm trên thương trường và bảo vệ được sản phẩm của mình khi có tranh chấp thương mại.


Có thể bạn quan tâm

Thừa Thiên Huế Nuôi Tôm Cao Triều Ở Quảng Công: 100% Hộ Nuôi Có Lãi Thừa Thiên Huế Nuôi Tôm Cao Triều Ở Quảng Công: 100% Hộ Nuôi Có Lãi

Ông Dương Định, một hộ nuôi tôm, cho biết: Từ sau khi Nhà nước có quyết định giao diện tích nuôi trồng thủy sản cao triều thì năm nào các hộ nuôi cũng có lãi. Hiện nay tôi đang nuôi 2 hồ với diện tích 0,7 ha. Vụ vừa rồi thu được hơn 1 tấn tôm sú, với giá 200.000 đồng/1kg, trừ mọi chi phí lãi hơn 100 triệu đồng”.

07/11/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Quản Lý Cộng Đồng Của Hợp Tác Xã Thủy Sản Đồng Tâm Hiệu Quả Từ Mô Hình Quản Lý Cộng Đồng Của Hợp Tác Xã Thủy Sản Đồng Tâm

Hợp tác xã thuỷ sản Đồng tâm xã Thừa Đức huyện Bình Đại, được thành lập từ năm 2002. Từ đó đến nay hợp tác xã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, thực hiện quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống xã viên và thực hiện chính sách an sinh xã hội.

05/09/2014
Cần Thận Trọng Trong Việc Nuôi Trồng Thủy Sản Vụ Đông Cần Thận Trọng Trong Việc Nuôi Trồng Thủy Sản Vụ Đông

Hiện trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) có khoảng 1500 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù, UBND thị xã đã chỉ đạo các địa phương vận động bà con thu hoạch trước mùa mưa bão, đồng thời, di dời lồng bè, nhà cửa đến nơi an toàn. Song, đến nay tình trạng nhiều hộ dân vẫn tiếp tục thả nuôi tôm, cua trong vụ đông, trong khi, mùa mưa bão đã đến gần. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, nguy cơ thiệt hại trong vụ nuôi là rất cao.

07/11/2014
Chuồng Trại Chăn Nuôi Chim Cút Chuồng Trại Chăn Nuôi Chim Cút

Nhiệt độ thích hợp cho chim cút non là 35-24o C, chim cút đẻ là 18-25oC. Nóng quá hay lạnh quá đều làm cho chim cút giảm năng suất vì cơ thể phải tiêu tốn năng lượng để điều tiết thân nhiệt. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn càng gây stress mạnh.

05/09/2014
Tam Nông (Đồng Tháp) Vào Mùa Thu Hoạch Rộ Tôm Trứng Tam Nông (Đồng Tháp) Vào Mùa Thu Hoạch Rộ Tôm Trứng

Huyện Tam Nông (Đồng Tháp) hiện đang vào vụ thu hoạch rộ tôm trứng, với diện tích trên 450ha tập trung ở các xã: Phú Thành A, Phú Thành B, thị trấn Tràm Chim. Tuy nhiên, do thu hoạch tập trung nên giá tôm càng xanh giảm so với cùng kì năm 2013. Song song đó, nước lũ năm nay thấp dẫn đến sản lượng tôm không đạt, chi phí đầu vào tăng, khiến bà con nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

07/11/2014