Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Đổi Ruộng Đất Ở Xã Vĩnh Quang

Chuyển Đổi Ruộng Đất Ở Xã Vĩnh Quang
Ngày đăng: 11/08/2014

Là xã thuần nông, trước những năm 2000, ở Vĩnh Quang (Vĩnh Lộc) bình quân mỗi hộ được giao 7 thửa đất.

Do diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, tính chất đất chênh lệch (đất cồn cao, sâu trũng còn nhiều)...  khó khăn cho công tác quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây trồng tập trung và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt là chương trình xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.

Để giải quyết tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán, góp phần thực hiện cơ giới hóa, giải phóng sức lao động, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Quang đã xác định phải thực hiện cuộc “cách mạng dồn đổi ruộng đất”.

Với quyết tâm thực hiện thành công mô hình, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, Vĩnh Quang đã thực hiện thành công việc dồn điền, đổi thửa.

Sau thời gian thực hiện dồn đổi, đến nay bình quân mỗi hộ còn 5 thửa đất (trong đó có 2 thửa đất màu bãi và 3 thửa đất lúa), nhiều hộ còn tự nguyện bàn giao diện tích đất cho xã để quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện cho những hộ gia đình có cùng mô hình sản xuất dồn đổi cho nhau để tập trung đầu tư sản xuất, như quy hoạch vùng làm ngô giống, ngô thương phẩm, làm màu, chăn nuôi, làm trang trại...

Ông Tào Văn Đoan, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quang, nhận định: dồn đổi ruộng đất, tạo thuận lợi cho việc đưa cơ giới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp tăng thu nhập cho người dân.

Và cái được lớn nhất sau chuyển đổi ruộng đất ở Vĩnh Quang đó là vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng phương án sát với tình hình thực tế; xã luôn đề cao công tác tuyên truyền, vận động, kiên trì thuyết phục để người nông dân hiểu được lợi ích của việc dồn đổi ruộng đất; đồng thời tạo điều kiện để người dân được bàn bạc dân chủ công khai  nên đã nhận được sự ủng hộ tích cực của người dân.

Cũng từ thực hiện dồn điền, đổi thửa, Vĩnh Quang đã quy hoạch lại được hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng, tạo thuận tiện cho sản xuất và thu hoạch.

Hiện nay, xã đang tiếp tục vận động nhân dân tự nguyện dồn đổi ruộng đất nhằm thực hiện tốt mục tiêu về đích sớm hơn trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân tích tụ ruộng đất, từng bước hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây hàng hóa giá trị cao; các cánh đồng mẫu lớn có diện tích từ 40 đến 50 ha trở lên, thuận tiện cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích.


Có thể bạn quan tâm

Thu tiền tỷ nhờ nuôi heo bằng phương pháp độc - lạ Thu tiền tỷ nhờ nuôi heo bằng phương pháp độc - lạ

Cho heo nghe nhạc và ngủ ngày ăn đêm là phương pháp chăn nuôi độc đáo đem lại doanh thu tiền tỷ cho ông Phạm Hoàng Sơn (Ba Sơn), chủ trang trại chăn nuôi Ba Sơn ở xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

30/05/2015
Hiệu quả nuôi bò trên đệm lót sinh học Hiệu quả nuôi bò trên đệm lót sinh học

Ông Nguyễn Lợi Đức (xã Lương An Trà, Tri Tôn, An Giang) là một trong số những người đi đầu thực hiện trang trại nuôi bò giống trên đệm lót sinh học. Đây là mô hình nuôi bò với quy mô lớn, mở ra hướng đi bền vững cho việc chăn nuôi tập trung..

30/05/2015
Bình Định chủ động phòng, chống dịch bệnh GSGC Bình Định chủ động phòng, chống dịch bệnh GSGC

Thời tiết nắng nóng kéo dài trong mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm (GSGC) phát sinh và có nguy cơ lây lan thành dịch. Hiện nay, Chi cục Thú y tỉnh Bình Định đã tăng cường các biện pháp hỗ trợ người chăn nuôi phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

30/05/2015
Ông Hùng Do trồng bắp nuôi cừu mùa hạn Ông Hùng Do trồng bắp nuôi cừu mùa hạn

Mặc dù đang giữa mùa khô hạn, nhưng gia đình ông Hùng Do ở thôn Văn Lâm 3 (xã Phước Nam, Thuận Nam, Ninh Thuận) vẫn chủ động được nguồn thức ăn cho đàn gia súc nhờ trồng bắp và đậu xanh.

30/05/2015
Về quê khởi nghiệp Về quê khởi nghiệp

Sau nhiều năm vào Nam làm thuê kiếm sống nhưng không tạo lập được gì, Bùi Văn Trinh (SN 1974) Hoa Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình trở về với mong muốn có thể tạo dựng được cơ nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình. Sau một thời gian nỗ lực cùng sự cần cù, chịu khó anh đã thu được những thành quả ban đầu.

30/05/2015