Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng đi hiệu quả

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng đi hiệu quả
Ngày đăng: 02/07/2015

Tại Khánh Sơn, sản xuất nông - lâm nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tuy nhiên, thời kỳ mới tái lập huyện, sản xuất tại đây chỉ với quy mô manh mún, nhỏ lẻ. Trước những năm 2000, các loại cây trồng ở Khánh Sơn chủ yếu là bắp, mì, lúa rẫy và một số loại cây công nghiệp giá trị kinh tế thấp do người dân trồng tự phát. Bà con dân tộc thiểu số vẫn giữ thói quen canh tác lạc hậu “đốt, phát, chọc, tỉa”, du canh du cư.

Ông Mấu Thái Cư - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Đến giai đoạn 2001 - 2005, huyện đã đề ra chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và bắt đầu đi tìm lời giải cho câu hỏi trồng cây gì, nuôi con gì để giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Trước hết là tập trung cải tạo vườn tạp, phát triển vườn nhà, vườn rừng. Đồng thời, thực hiện chương trình phát triển cây lúa nước, phát triển đàn bò. Giai đoạn 2005 - 2010, huyện triển khai các đề án phát triển cây mít nghệ, sầu riêng. Cùng với đó, các ngành chuyên môn tăng cường hướng dẫn bà con áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc cây trồng, vật nuôi”.

Từ năm 2010 đến nay, cùng với việc chú trọng phát triển kinh tế vườn rừng, Khánh Sơn đã xác định được các loại cây trồng chủ lực là sầu riêng, mía tím. Bên cạnh đó, một số loại cây trồng như: cà phê, hồ tiêu, chôm chôm, măng cụt cũng đã khẳng định hiệu quả kinh tế trên mảnh đất này. Chuyện thu nhập cả tỷ đồng/ha mỗi năm từ sản xuất nông nghiệp không còn hiếm ở Khánh Sơn. Những hộ đồng bào dân tộc thiểu số thu lãi hàng chục triệu đồng 1 sào đất canh tác đã trở thành phổ biến tại các xã, thị trấn.

Đến năm 2015, toàn huyện đã phát triển được khoảng 1.800ha sầu riêng, mía tím, mít nghệ, cà phê, chôm chôm, hồ tiêu, măng cụt và gần 2.000ha rừng trồng. Cùng với việc chuyển đổi diện tích, các ngành chuyên môn đã tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn bà con chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, nâng cao chất lượng cây trồng. Nhiều hộ nông dân đã đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng nhằm nâng cao năng suất lao động. Theo ông Nguyễn Ngọc Hiếu - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thành tựu nổi bật trong quá trình thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương là sầu riêng Khánh Sơn - nông sản đầu tiên của Khánh Hòa đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận thương hiệu độc quyền trên thị trường. Hiện nay, các ngành liên quan cũng đang tiến hành các bước xây dựng thương hiệu mía tím Khánh Sơn.

Theo ông Mấu Thái Cư, để hạn chế ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, thời gian tới, huyện sẽ tập trung thâm canh diện tích lúa nước hai vụ thuận tiện về nguồn nước, thu hẹp và chuyển đổi những khu vực thiếu nước sang trồng rau màu hoặc cây công nghiệp, cây ăn quả. Đối với những loại cây như: sầu riêng, mía tím, cà phê... huyện sẽ tiến hành cải tạo nguồn giống đã thoái hóa, tập trung chăm sóc để nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục đưa vào trồng thí điểm một số loại cây trồng mới như: mắc ca, bơ bút... nhằm đa dạng hóa cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân.

Nếu năm 2004, giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện chỉ đạt 22 tỷ đồng thì đến năm 2014 đã tăng lên 126 tỷ đồng. Kết quả này đóng góp quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân địa phương. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 17% (so với 40% năm 2010).


Có thể bạn quan tâm

Trồng chè theo quy trình sạch hướng đi bền vững Trồng chè theo quy trình sạch hướng đi bền vững

Những lô hàng chè xuất khẩu kém chất lượng bị trả lại thời gian qua ở một số địa phương trong cả nước đã khiến giá chè bị sụt giảm mạnh, từ 4.700 đồng/kg xuống còn 3.600 đồng/kg (tháng 6). Người trồng chè Nghệ An cũng gặp nhiều khó khăn, trong khi đó, hạn hán đang đe dọa tới năng suất.

31/07/2015
Cây giống xuất vườn Cây giống xuất vườn

Gia Lai đang vào mùa mưa-mùa trồng mới các loại cây dài ngày như: Cà phê, tiêu, keo lai, bạch đàn... Đi cùng nhu cầu cây giống trồng mới của nông dân, các chủ vườn ươm giống cây trồng trên địa bàn tỉnh cũng đang xuất cây giống...

31/07/2015
Hơn 300 ha lúa thoi thóp trong nước lũ Hơn 300 ha lúa thoi thóp trong nước lũ

Chiều 31/7, tại huyện đảo Vân Đồn, trời vẫn mưa như trút. Theo Phòng NN-PTNT Vân Đồn, toàn huyện có 313 ha lúa non vừa cấy bị ngập úng.

01/08/2015
Hợp tác phát triển dự án mắc ca tại Tây Nguyên Hợp tác phát triển dự án mắc ca tại Tây Nguyên

Ngày 31/7, lễ ký kết “Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển dự án mắc ca” giữa Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI) và Công ty cổ phần Him Lam đã diễn ra tại viện WASI - 53 Nguyễn Lương Bằng, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

01/08/2015
Không thể sản xuất được thịt gà 20 nghìn đồng/kg! Không thể sản xuất được thịt gà 20 nghìn đồng/kg!

Vấn đề được ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đặt ra trước thông tin thịt gà nhập khẩu từ Mỹ về bán tại TP.HCM chỉ có 20 nghìn đồng/kg.

01/08/2015