Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển đổi cây trồng tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp

Chuyển đổi cây trồng tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp
Ngày đăng: 20/06/2015

Trước tình hình nắng hạn gay gắt, trong vụ hè-thu, huyện đã đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện ở từng khu vực.

Từ đầu năm 2014 đến vụ đông-xuân 2015, huyện Ninh Hải đã chuyển đổi 174ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ít sử dụng nước như dưa, bắp, ớt, đậu các loại. Tại xã Xuân Hải, nông dân chuyển 150ha đất ở khu vực hồ Thành Sơn sản xuất 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa-1 vụ dưa chuột hay 1 vụ lúa-1 vụ đậu phộng-1 vụ rau, cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/ha.

Tương tự, ở xã Phương Hải, nông dân chuyển 7ha đất lúa 3 vụ/năm sang 1 vụ lúa-1 vụ bắp-1 vụ dưa có hiệu quả. Anh Võ Trường Sanh (thôn Phương Cựu 3, xã Phương Hải) chuyển 6 sào đất lúa sang trồng dưa lê vừa thu hoạch xong, cho biết: Dưa lê phù hợp với chất đất ở địa phương nên phát triển tốt, năng suất đạt cao từ 1,5 - 2 tấn/sào. Thời tiết nắng nóng, nhu cầu về dưa tăng nên rất dễ bán, thương lái mua tại ruộng giá 15.000 đồng/kg, hộ trồng 1 sào dưa lãi từ 10 - 15 triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa.

Đối với những khu vực chuyên trồng hành, tỏi, nông dân chú trọng chuyển qua trồng bo bo, cỏ voi, bắp để làm thức ăn cho gia súc. Hộ anh Nguyễn Tường (thôn Khánh Tân, xã Nhơn Hải) chuyển 7 sào đất trồng hành 3 vụ/năm sang mô hình “1 hành-1 bo bo-1 bắp lai”, cho biết: Hình thức luân canh các loại cây trồng theo từng vụ tiết kiệm được nước tưới. Ưu điểm của trồng bo bo là mỗi tuần chỉ theo nước một lần, trong khi các cây trồng khác 2 ngày là phải tưới 1 lần. Trồng 1 sào bo bo thu lãi từ 3 - 4 triệu đồng, vừa có thêm thu nhập, vừa tận dụng được phụ phẩm làm thức ăn cho gia súc.

Kết quả chuyển đổi cây trồng thời gian qua ở huyện Ninh Hải đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên theo đánh giá chung, việc chuyển đổi còn mang tính tự phát, manh mún. Đồng chí Lê Văn Ngọc, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: Trước tình hình thiếu nước tưới nghiêm trọng như hiện nay, việc tiếp tục chuyển đổi cây trồng trong vụ hè-thu là hết sức bức thiết. Huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng, các xã tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải gắn với thị trường, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Đối với những vùng không hưởng lợi nguồn nước từ kênh Bắc, chú trọng trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc. Ghi nhận tại xã Nhơn Hải, hiện nay, nhiều hộ nông dân đã ngưng sản xuất hành, chuyển sang trồng cỏ với quy mô lớn. Hộ anh Bùi Quang Thành, thôn Khánh Phước, vừa mở rộng diện tích trồng cỏ voi từ 1 sào lên 2 sào, cho biết: Trước đây, hộ chăn nuôi chỉ trồng vài đám cỏ voi cho gia súc ăn dặm thêm, nhưng trong thời tiết nắng hạn như hiện nay, thì trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc là ưu tiên số 1.

Đánh dấu bước chuyển đổi tạo thành vùng sản xuất hàng hóa, phát triển theo hướng bền vững, trong vụ hè-thu này là nông dân ở xã Xuân Hải đã chuyển một số diện tích đất lúa sang trồng nho xanh có giá trị kinh tế cao. Đồng chí Lê Văn Ngọc cho biết thêm: Xuân Hải là địa bàn trọng điểm trồng nho xanh của cả tỉnh, với diện tích 70 ha. Nghề trồng nho xanh ở địa phương đang phát triển theo hướng bền vững, các hộ liên kết trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Trước nhu cầu thị trường tiêu thụ nho xanh ngày càng lớn, huyện đã có chủ trương chuyển một số diện tích đất lúa cuối nguồn nước sang trồng nho xanh. Ngoài số diện tích trồng trước đây đã cho thu hoạch, hiện có một số hộ đang cải tạo ruộng, làm giàn, xuống giống nho mới.

Cũng như nhiều nơi khác trong toàn tỉnh, sản xuất nông nghiệp của huyện đang đối mặt với khó khăn do nắng hạn. Hiện tại, các ao, hồ, giếng khoan nước ngầm phục vụ sản xuất ở các xã Vĩnh Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải đã cạn kiệt. Để đảm bảo sản xuất có hiệu quả, giải pháp cấp bách của địa phương hiện nay là vận động nông dân tiếp tục đào ao, khoan giếng, ưu tiên nước tưới cứu các vườn nho, táo; đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng tiết kiệm nước, mở rộng diện tích trồng cỏ voi làm thức ăn cho gia súc.


Có thể bạn quan tâm

Tạo Điều Kiện Cho Gà Đồi Yên Thế Tiêu Thụ Thuận Lợi Tạo Điều Kiện Cho Gà Đồi Yên Thế Tiêu Thụ Thuận Lợi

Những ngày qua, một số báo đăng tin: Sản lượng gà đồi Yên Thế tiêu thụ tại Hà Nội sụt giảm mạnh do giá cao, tranh chấp về nhãn hiệu và gặp khó khăn trong cấp giấy kiểm dịch vận chuyển. Trước thông tin này, ông Đào Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: “Lượng gà tiêu thụ giảm là do quy luật thị trường.

12/07/2013
Mô Hình Trồng Bắp Lai Đạt Hiệu Quả Mô Hình Trồng Bắp Lai Đạt Hiệu Quả

Thực hiện mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ màu, nhiều nông dân tại xã Phú Ninh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã chọn cây bắp lai trồng trên đất lúa cho lợi nhuận khá.

12/07/2013
Khôi Phục Diện Tích Ca Cao Xen Dừa Khôi Phục Diện Tích Ca Cao Xen Dừa

Bình Đại (Bến Tre) đang cố gắng khôi phục diện tích trồng cây ca cao bị chết do biến đổi khí hậu và triển khai nhiều giải pháp mở rộng diện tích, trong đó chú trọng việc sử dụng các loại giống có triển vọng như: TD3, TD5, TD7, TD8, TĐ, TD10, TD11.

12/07/2013
Cây Đu Đủ Nhiễm Bệnh “Khảm Vàng” Cây Đu Đủ Nhiễm Bệnh “Khảm Vàng”

Từ đầu năm đến nay, nhiều vườn đu đủ của nông dân xã Đá Bạc (huyện Châu Đức - Bà Rịa Vũng Tàu) đã bị nhiễm bệnh “khảm vàng” với tốc độ lây lan nhanh, làm năng suất thu hoạch giảm mạnh.

12/07/2013
Đẩy Mạnh Phòng Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long Đẩy Mạnh Phòng Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long

Những tháng đầu năm diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm trắng ở Bình Thuận gần 2.400 lượt ha. Nhờ tăng cường tập huấn, hướng dẫn nông dân cách phòng trừ nên đến cuối tháng 5 giảm còn 44 ha. Tuy vậy vào tháng 6 do thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao nên bệnh đốm trắng trên cây thanh long có chiều hướng phát triển, diện tích bị nhiễm thêm 94 ha, nâng tổng số nhiễm bệnh đến nay trên cây thanh long toàn tỉnh là 144 ha.

12/07/2013