Xây dựng nông thôn mới ở Điện Thắng Bắc về đích sớm 3 năm
Lòng dân đồng thuận
Ông Nguyễn Văn Chức – Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Điện Thắng Bắc cho biết, theo lộ trình đặt ra, Điện Thắng Bắc sẽ hoàn thành chương trình xây dựng NTM vào cuối năm 2018.
Song nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân nên đến nay, xã đã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí.
Mạnh dạn phát triển chăn nuôi chim cút, nhiều hộ ở Điện Thắng Bắc đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Trò chuyện với phóng viên, ông Nguyễn Thanh Nhàn-Trưởng thôn Bồ Mưng 1 cho biết: “Khi địa phương phát động chương trình xây dựng NTM, Ban dân chính thôn Bồ Mưng 1 đã tổ chức họp dân để tuyên truyền, vận động đến từng nhà, từng người.
Vì vậy, khi thôn làm đường giao thông, nhà văn hóa, đường giao thông nội đồng…, nhân dân đã hưởng ứng rất tích cực bằng việc tự nguyện đóng góp hàng ngàn ngày công lao động, hiến hàng ngàn m2 đất, tự tháo dỡ tường rào cổng ngõ...
Có nhiều hộ đất đai không nhiều nhặn gì nhưng cũng hiến hàng trăm m2, tiêu biểu như hộ bà Trần Thị Kỹ, hộ ông Ngô Liền...”.
Ông Trần Phước Xử - Bí thư thôn Viêm Tây 1 (Điện Thắng Bắc) cho hay, xây dựng NTM đã đem lại sự thay đổi cơ bản đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong thôn.
Khi chính quyền phát động, nhân dân trong thôn đồng tình hưởng ứng ngay.
Người dân không những thi đua phát triển kinh tế gia đình để thoát nghèo mà còn tích cực tham gia hiến đất, ngày công làm đường, làm nhà văn hóa...
Nhờ đó, bộ mặt làng quê của thôn Viêm Tây 1 đã thay đổi hẳn, những con đường làng, ngõ xóm được trải bê tông phẳng lỳ, ban đêm điện thắp sáng trưng...
Thu nhập tăng rõ rệt
>
“Theo lộ trình đặt ra từ đầu, Điện Thắng Bắc sẽ hoàn thành chương trình xây dựng NTM vào cuối năm 2018.
Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và lòng dân đồng thuận nên đến cuối tháng 9.2015, Điện Thắng Bắc đã cơ bản về đích”.
Theo ông Chức, những năm qua, Điện Thắng Bắc đã đầu tư hơn 54 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Trong đó, nhân dân đóng góp 17 tỷ đồng, còn lại chủ yếu là ngân sách nhà nước, doanh nghiệp hỗ trợ và lồng ghép nhiều kênh vốn khác.
Nhờ vậy mà đến nay, hạ tầng cơ sở của xã đã cơ bản hoàn thiện, đáp ứng cơ bản nhu cầu dân sinh.
“Hiện xã có khoảng 30 doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho hơn 1.800 lao động mỗi năm.
Ngoài ra, để tăng thu nhập cho người dân, chính quyền địa phương cũng khuyến khích nhân dân đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ và chăn nuôi.
Theo đó, đến nay toàn xã đã phát triển được hơn 450 hộ kinh doanh thương mại – dịch vụ, hàng trăm gia trại, trang trại chăn nuôi...
Thu nhập của nhân dân không ngừng tăng lên.
Nếu như năm 2011, thu nhập thu nhập bình quân đầu người đạt chưa đến 18 triệu đồng thì nay đã đạt trên 28 triệu đồng/người/năm.
Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã còn 3,17%, giảm 8,83% so với năm 2011…” - ông Chức phấn khởi cho biết.
Về điều này, ông Trần Phước Xử cho biết thêm: “Toàn thôn Viêm Tây 1 gồm 170 hộ thì có trên 30 hộ nuôi gà, cút… Nhờ phát triển mạnh chăn nuôi và làm thêm một số nghề khác nên thu nhập của người dân trong những năm qua đã tăng lên đáng kể, hiện thôn chỉ còn 6 hộ nghèo…”.
Ông Chức cho biết thêm, nhờ triển khai nhanh chương trình NTM mà diện mạo nông thôn của xã ngày càng khởi sắc, đời sống người dân khấm khá và sung túc hẳn lên.
Điều này càng cho thấy chủ trương xây dựng NTM rất hợp lòng dân.
Thời gian tới, chính quyền và nhân dân xã Điện Thắng Bắc sẽ nỗ lực hơn nữa để tiếp tục giữ vững và nâng cao các tiêu chí một cách bền vững nhất.
Có thể bạn quan tâm
Sau gần 30 năm đổi mới, sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc và vươn lên đứng thứ nhất, nhì thế giới về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên hiện nay năng suất lúa gạo của chúng ta đã tới hạn, khó có thể tăng được nữa, trong khi thị trường đang có dấu hiệu đổi chiều buộc chúng ta phải tính đến một kế sách và hướng đi mới…
Bà con trồng thanh long lâu năm đã quen với điệp khúc... “đến hẹn lại rớt giá”. Năm 2014, cũng thời điểm tháng 8, thanh long rớt giá chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg, thậm chí phải đổ cho bò ăn, nhưng vẫn khan hiếm thanh long đạt chuẩn để xuất khẩu sang thị trường khó tính.
7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tiêu tăng 1,9% (dù lượng giảm hơn 20%) so với cùng kỳ năm trước nhưng tính tới hết 8 tháng, xuất khẩu tiêu lại có sự đổi thay khi giảm cả lượng lẫn giá trị, với mức giảm lần lượt là giảm 21,7% về khối lượng và giảm 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Thời tiết khô hạn kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc xuống giống trên diện tích 185.451 ha đất lúa tại Campuchia, tờ Khmer Times dẫn lời Bộ trưởng Nông nghiệp Campuchia cho biết.
Nhờ liên kết với doanh nghiệp, trang trại heo của gia đình ông Nguyễn Đình Thông (47 tuổi, ở xã Vạn Bình, H.Vạn Ninh, Khánh Hòa) luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao và không phải lo lắng về chất lượng giống, thức ăn, đặc biệt là đầu ra.