Chuyển Dịch Kinh Tế Ở Văn Luông
Là xã miền núi của huyện Tân Sơn, Văn Luông có tổng diện tích tự nhiên 2.778ha, dân số 7.028 người/1.733 hộ được chia thành 17 khu dân cư. Nhiều năm nay đời sống kinh tế của người dân trong xã chủ yếu phụ thuộc vào làm ruộng và trồng chè. Xuất phát là xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn, hơn 1.000ha và 800ha diện tích trồng chè, do đó cấp ủy Đảng, chính quyền xã đã có những định hướng chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế, làm cho diện mạo Văn Luông những năm gần đây có nhiều khởi sắc.
Mô hình nuôi lợn rừng lai của hộ ông Nguyễn Văn Nhâm (khu Văn Tân), xã Văn Luông cho thu nhập cao, mỗi năm trừ chi phí thu lãi 50-60 triệu đồng.
Theo bà Đỗ Thị Liên, Chủ tịch UBND xã: Những năm trước đây, bà con nông dân trong xã vẫn áp dụng thói quen cũ trồng các loại lúa, chè; chăn nuôi các giống lợn, trâu, bò thuần túy cho năng suất thấp mà đầu tư lớn do đó dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.
Trước thực tế đó, chính quyền địa phương đã chỉ đạo và tuyên truyền cho bà con trong xã sử dụng các loại giống lúa có năng suất cao như: Nhị ưu 838, Thiên ưu 16, Nhị ưu số 7, Bồi tạp Sơn thanh, Phú ưu 2, Việt lai 20…; tập huấn, hướng dẫn áp dụng các biện pháp KHKT vào sản xuất như trồng, chăm sóc các loại giống lúa mới, kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI, kỹ thuật gieo sạ lúa…
Ngoài ra chính quyền xã Văn Luông còn chủ động mời chuyên viên kỹ thuật Công ty Suppe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao hướng dẫn bà con cách sử dụng bón phân cho cây trồng.
Đến nay bà con trong xã đã bỏ hẳn giống ngô địa phương để chuyển sang trồng các loại giống ngô mới như: C919, NK4300; NK6654; NK67… và áp dụng các biện pháp KHKT như: làm đất, cải tạo đất, đầu tư phân bón và sử dụng phân đúng cách. Ngoài chuyển đổi các giống cây lương thực, cây chè cũng được bà con thay thế bằng các giống mới cho năng suất cao.
Nhiều hộ đã áp dụng cách trồng và chăm sóc chè theo chương trình sản xuất chè sạch do cán bộ Trạm BVTV hướng dẫn nên hiệu quả thu được từ cây chè cũng khả quan. Điển hình như: hộ ông Đặng Văn Dũng (khu Lũng) có hơn 2ha chè ; ông Tân Khải Đức, (đội 8, khu Lối) có hơn 5ha chè chất lượng cao…
Nhờ thay đổi giống cây trồng và áp dụng các biện pháp KHKT mà năng suất lúa vụ chiêm xuân vừa qua bình quân đạt 55 tạ/ha, sản lượng đạt 743 tấn; cây ngô đạt 45 tạ/ ha, sản lượng đạt 157 tấn; cây chè, diện tích cho sản phẩm là 570ha, sản lượng ước đạt 1.423 tấn.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, trước đây người dân trong xã thường chăn nuôi lợn, gà… thuần túy, nay tuy vẫn còn vận dụng cách nuôi dân dã nhưng đã có sự chuyển đổi các loại giống nuôi chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường như: gà nhiều cựa, lợn rừng lai…
Điển hình các hộ trong xã làm giàu nhờ vào sự vận dụng thay đổi các giống vật nuôi theo nhu cầu của thị trường là: hộ ông Nhẫm (khu Văn Tân) có khoảng 80-100 con lợn rừng lai; bà Hồng, ông Thành (xóm Luông) nuôi hàng trăm con gà chất lượng cao…
Hiện tại, ở các hộ dân trong xã có 679 con trâu, 493 con bò, 5000 con lợn, 55 nghìn con gia cầm và 537 đàn ong mật. Toàn xã đã có 4 trang trại và 45 hộ nuôi lợn rừng lai, 150 hộ nuôi gà nhiều cựa. Ngoài việc các hộ dân trong xã được hưởng lợi từ các chương trình 135, 30a của Nhà nước cho các hộ dân vay vốn cải tạo các giống cây trồng, vật nuôi nhằm giải quyết vấn đề cải thiện đời sống kinh tế cho bà con, chính quyền xã tiếp tục tạo điều kiện cho các hộ trồng trọt, chăn nuôi lớn được vay các nguồn vốn của ngân hàng chính sách để mở rộng các mô hình sản xuất nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới của ông Lê Thành Được, ngụ ấp Mỹ Lương, thị trấn Phú Mỹ là một trong 5 mô hình được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chọn làm thí điểm. Trên diện tích 324m2, nhà trồng rau được trang bị hệ thống phun tưới tự động, lên liếp trồng cải xanh và cải ngọt.
Nông dân Đà Nẵng đang rầm rộ xuống đồng thu hoạch vụ hè thu trong tâm trạng phấn chấn khi công sức của họ được đền đáp xứng đáng. Trên các cánh đồng lúa vàng rực, đều tăm tắp, bông chắc, hạt mẩy, nông dân không phải tất bật chạy đua với mưa lũ như các năm trước. Đã chấm dứt cảnh phụ nữ giăng hàng cúi gập mình trên ruộng gặt lúa mà đã có máy gặt đập liên hợp đảm nhận, nông dân chỉ việc chất những bao lúa to lên ô-tô chở về.
Hiện mỗi sào (1.000m2) bắp sú tim, nhà vườn thu về không dưới 40 triệu đồng/vụ tiền lãi sau khi đã trừ mọi chi phí đầu tư. Trong khi đó, các loại bắp sú thường khác có giá chỉ chưa tới 4.000đ/kg. Tuy vậy, với giá bán này người làm bắp sú cũng đã có lãi.
Cả tuần nay, ông Phan Công Định (ấp 11, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình) đứng ngồi chẳng yên, lâu lâu lại lấy điện thoại hỏi người cháu đang công tác tại TP Cà Mau coi có thương lái nào quen thân chuyên thu mua mía ở miệt Cần Thơ, Hậu Giang mai mối giúp.
Ông Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết, hiện nay tại các xã An Hải, An Hòa, An Mỹ, An Cư (huyện Tuy An - Phú Yên) rệp sáp bột hồng hại sắn xuất hiện gây hại 18ha, trên giống KM 94.