Sóc Trăng sẽ tổ chức lại sản xuất vùng hành tím Vĩnh Châu
Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ khuyến cáo bà con giảm dần diện tích trồng hành ở mức độ hợp lý để đảm bảo cung cầu. Ngoài ra, ngành sẽ xây dựng kế hoạch, đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, phù hợp với vùng đất Vĩnh Châu để thay thế hành tím.
Bên cạnh đó, hướng dẫn và vận động bà con tham gia vào việc sản xuất theo hướng liên kết 4 nhà, thông qua sản xuất theo mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, nhằm đảm bảo sản phẩm đầu ra, nâng cao giá trị nông sản, vật nuôi. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hỗ trợ người dân về khoa học kỹ thuật, hướng dẫn người dân sản xuất theo quy trình sạch, thu hút tiệu thụ trong doanh nghiệp và xuất khẩu.
Ông Huỳnh Ngọc Vân, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Chúng tôi sẽ cùng phòng kinh tế tăng cường khuyến cáo nông dân giảm diện tích. Có 2 cách giảm, một là chuyển sang cây trồng khác. Một mặt đưa nhiều mô hình để khuyến khích người dân làm, cái nữa là đưa lời cảnh báo cho nông dân để bà con nắm bắt, lường trước. Thứ hai là chúng tôi chuẩn bị sẽ đưa một chương trình bò vào sản xuất”.
Như thông tin đã đưa, thị trường hành tím biến động mạnh, việc xuất khẩu gặp những rào cản, làm giá hành giảm mạnh, tắt ngẽn đầu ra, làm tồn đọng hơn 50 nghìn tấn hành thương phẩm, khiến nhiều người dân ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng lao đao. Hiện tỉnh Sóc Trăng kêu gọi được nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ bà con tiêu thụ hành tím cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Tại khu vực biên giới giáp Campuchia thuộc xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang, nơi đây có khoảng 10 hộ chuyên sản xuất khô rắn nổi tiếng, mỗi ngày cung cấp cho thị trường ĐBSCL hàng chục kg khô rắn.
Nói xong, bà đọc bài thơ: “Tôi là hạt cát giữa sa mạc mênh mông/ Tôi là giọt nước giữa lòng đại dương/ Tôi là đóa hoa rừng giữa núi cao xa thẳm. Hạt cát không óng ánh ai thấy đâu mà nhặt/ Giọt nước không long lanh ai biết đâu mà ngắm/ Hoa giữa rừng không hương thắm, ai nhặt để ghép cành”.
Cuối năm 2008, dự án chăn nuôi bò sữa công nghiệp tập trung lớn nhất Việt Nam của Tập đoàn TH được Ngân hàng TMCP Bắc Á đầu tư với tổng vốn 350 triệu USD (giai đoạn 1) bắt đầu được khởi động tại huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An). Dự án triển khai trong thời điểm trước đó, không ít dự án nuôi bò sữa lớn nhiều nơi đổ bể, khiến không biết bao nhiêu người, từ lãnh đạo đến nhân dân băn khoăn...
Bởi thế, không lạ gì khi có hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài nước (trong đó có Đài Loan) chọn Lâm Đồng làm “đất sống” để kinh doanh cây chè. Song, gần đây, một vài thông tin từ các phương tiện truyền thông Đài Loan cho rằng vùng chè Lâm Đồng được trồng trên đất nhiễm chất độc dioxin do Mỹ rải xuống trong thời chiến tranh khiến cho hàng loạt doanh nghiệp trà của Lâm Đồng điêu đứng.
Đây là hoạt động thường niên của Binh đoàn 15, nhằm tìm ra và vinh danh những cá nhân, tập thể xuất sắc trong việc thu hoạch mủ cao su. Đặc biệt là tạo điều kiện cho công nhân các đơn vị được gặp gỡ, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó có kiến thức, kỹ năng tốt để khai thác mủ cao su ở vườn cây của đơn vị mình.