Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuỗi liên kết tiêu thụ thực phẩm còn nhiều bất cập

Chuỗi liên kết tiêu thụ thực phẩm còn nhiều bất cập
Ngày đăng: 23/10/2015

Cụ  thể, Hà Nội đã xây dựng 18 chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm.

Trung bình mỗi ngày, các chuỗi liên kết tham gia tiêu thụ 392.000 quả trứng; 22 tấn thịt lợn; 11 tấn gia cầm, 150kg thịt bò, 100 tấn sữa.

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hiện còn nhều hạn chế.

Đó là tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư còn cao (chiếm gần 60% số hộ chăn nuôi toàn thành phố), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh dịch bệnh, vệ sinh thú y, ô nhiễm môi trường.

Lượng sản phẩm thịt gia súc, gia cầm có nguồn gốc, được kiểm soát tốt an toàn thực phẩm còn thấp.

Chênh lệch giữa giá thị trường và cổng trại còn cao, người chăn nuôi thường bị các thương lái ép giá nên chưa khuyến khích được các đối tượng này quản lý tốt an toàn thực phẩm từ chăn nuôi…

 

Việc giết mổ lợn ở Hà Nội vẫn còn mất vệ sinh (ảnh chụp tại một lò mổ trên địa bàn huyện Thanh Oai, Hà Nội).

Bên cạnh đó, đầu vào của các cơ sở này không được kiểm soát dịch bệnh.

Việc vận chuyển sản phẩm sau khi giết mổ hiện nay vẫn chưa đảm bảo, chủ yếu vận chuyển bằng xe máy không có thiết bị chuyên dụng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; vệ sinh thú y và mất mỹ quan.

Do vậy, Hà Nội đã triển khai những giải pháp để thực hiện tốt chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới, đó là về tổ chức sản xuất sẽ tập trung tổ chức liên kết giữa các hộ chăn nuôi tạo thành nhóm sản xuất, chi hội, hội, hợp tác xã.

Liên kết giữa các nhóm sản xuất với các cơ sở giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP) và vận hành hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, HACCP) trong giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Hỗ trợ chế phẩm sinh học và ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi; đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở giết mổ, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ xây dựng hệ thống mã hóa, nhận diện thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ chăn nuôi đến tiêu thụ…


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tằm Vôi Hướng Đi Mới Của Nhiều Nông Dân Nuôi Tằm Vôi Hướng Đi Mới Của Nhiều Nông Dân

Trồng dâu, nuôi tằm lâu nay vốn là nghề quen tay đối với nhiều nông dân ở Nghĩa Hành. Thế nhưng những năm gần đây, thay vì nuôi tằm kén như truyền thống, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tằm vôi – một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

17/06/2013
Tự Nhân Giống Lúa Để Sản Xuất Tự Nhân Giống Lúa Để Sản Xuất

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.

02/08/2013
Phổ Biến Kinh Nghiệm Mô Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nhãn Phổ Biến Kinh Nghiệm Mô Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nhãn

Sau chuyến tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất, tiêu thụ nông sản tại Thái Lan, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp đã tổ chức phổ biến kinh nghiệm mô hình sản xuất và tiêu thụ nhãn của Thái Lan cho 50 nông dân trồng nhãn ở xã Phong Hòa, huyện Lai Vung.

30/08/2012
Phát Triển Mô Hình Nuôi Cua Trên Đất Tôm Phát Triển Mô Hình Nuôi Cua Trên Đất Tôm

Trước tình hình tôm chết trên diện rộng và chưa có giải pháp khắc phục như hiện nay, nông dân ở nhiều nơi đã bắt đầu phát triển mô hình nuôi cua trên đất tôm để thay dần cho con tôm sú.

09/09/2012
Thêm Nhiều Dự Án Phát Triển Thủy Sản Thêm Nhiều Dự Án Phát Triển Thủy Sản

Với mục tiêu thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, nhân rộng giống cá đặc sản trên địa bàn, gần đây tỉnh ta đã đầu tư nhiều chương trình dự án nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân..

17/06/2013