Chuỗi liên kết tiêu thụ thực phẩm còn nhiều bất cập
Cụ thể, Hà Nội đã xây dựng 18 chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm.
Trung bình mỗi ngày, các chuỗi liên kết tham gia tiêu thụ 392.000 quả trứng; 22 tấn thịt lợn; 11 tấn gia cầm, 150kg thịt bò, 100 tấn sữa.
Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hiện còn nhều hạn chế.
Đó là tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư còn cao (chiếm gần 60% số hộ chăn nuôi toàn thành phố), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh dịch bệnh, vệ sinh thú y, ô nhiễm môi trường.
Lượng sản phẩm thịt gia súc, gia cầm có nguồn gốc, được kiểm soát tốt an toàn thực phẩm còn thấp.
Chênh lệch giữa giá thị trường và cổng trại còn cao, người chăn nuôi thường bị các thương lái ép giá nên chưa khuyến khích được các đối tượng này quản lý tốt an toàn thực phẩm từ chăn nuôi…
Việc giết mổ lợn ở Hà Nội vẫn còn mất vệ sinh (ảnh chụp tại một lò mổ trên địa bàn huyện Thanh Oai, Hà Nội).
Bên cạnh đó, đầu vào của các cơ sở này không được kiểm soát dịch bệnh.
Việc vận chuyển sản phẩm sau khi giết mổ hiện nay vẫn chưa đảm bảo, chủ yếu vận chuyển bằng xe máy không có thiết bị chuyên dụng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; vệ sinh thú y và mất mỹ quan.
Do vậy, Hà Nội đã triển khai những giải pháp để thực hiện tốt chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới, đó là về tổ chức sản xuất sẽ tập trung tổ chức liên kết giữa các hộ chăn nuôi tạo thành nhóm sản xuất, chi hội, hội, hợp tác xã.
Liên kết giữa các nhóm sản xuất với các cơ sở giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP) và vận hành hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, HACCP) trong giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Hỗ trợ chế phẩm sinh học và ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi; đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở giết mổ, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ xây dựng hệ thống mã hóa, nhận diện thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ chăn nuôi đến tiêu thụ…
Related news
Cách chợ vài chục mét có rất nhiều hàng quán buôn bán. Chị Hồ Thị Vân, tiểu thương ở xã Phước Chánh cho biết: “Có chợ mới, buôn bán cũng sướng, nhưng chưa có ai vào, một mình mình vào thì bán cho ai. Nhà sát mặt đường, mở hàng bán tại nhà vừa bán vừa trông nhà. Để hàng trong chợ không có ai trông coi, tôi rất sợ mất”.
Đầu vụ sản xuất đông xuân 2014-2015, vấn đề giá cả và chất lượng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp (VTNN) đang được nông dân rất quan tâm. Vì thế khi biết tin vụ đông xuân 2014 – 2015, giá giống, phân bón, VTNN giảm; còn chất lượng thì được các đơn vị sản xuất và cung ứng cam kết đảm bảo nên bà con rất phấn khởi.
Sáng 29.11, 20 con trâu giống, mỗi con trị giá 14 triệu đồng đã được doanh nghiệp chuyên cung ứng giống vật nuôi chở về sân vận động xã Hành Tín Đông theo hợp đồng mua của Ban Giám đốc Dự án. 20 hội viên phụ nữ thuộc diện hộ nghèo đã có mặt từ rất sớm chờ đợi món quà “đầu cơ nghiệp” của Dự án trao tặng.
Do sống ở vùng sông nước, lại không có đất ruộng để sản xuất, nên cũng như nhân dân ở thôn Văn Trị, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, gia đình anh Phạm Văn Thiện đã tập trung vào mô hình nuôi cá lồng trên sông Ô Giang, và đây cũng là nghề đem lại thu nhập chính cho gia đình anh.
Không chỉ nuôi cá trên đồng ruộng, ông còn đào thêm hồ nuôi cá giống phục vụ nhu cầu nuôi cá cho bà con. Mảnh vườn rộng chừng 5 sào, ông Cân trồng các loại rau như xà lách, cải, ngò, mướp đắng, bầu bí… để hằng ngày cung cấp cho các chợ ở huyện Triệu Phong. Ngoài ra, ông còn nuôi thêm 4 con lợn cái, 18 con lợn thịt và 4 con bò để tăng thu nhập.